Thuốc Banitase có tác dụng gì?

Thuốc Banitase có tác dụng gì?

Thuốc Banitase là thuốc được chỉ định trong điều trị những rối loạn đường tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn bài tiết acid mất hoặc tụy, hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó, thuốc Banitase còn có chứa chất chống co thắt cơ, các loại chất giống với enzym tụy và acid mật cùng với nhiều hoạt chất khác. Vậy thuốc Banitase có tác dụng gì?

1. Tác dụng của thuốc Banitase

Banitase là thuốc gì? Thuốc Banitase là thuốc phối hợp nhiều loại hoạt chất bao gồm pancreatin, trimebutin maleat, acid dehydrocholic, bromelain và simethicon. Trong đó, công dụng của từng thành phần như sau:

  • Acid dehydrocholic là một acid giống với acid mật có tác dụng làm giảm táo bón tạm thời và kích thích đường mật.
  • Pancreatin có chứa các loại enzym khác nhau như lipase, amylase, protease có tác dụng giống với dịch tụy. Khi sử dụng cho bệnh nhân suy tuyến tụy, thuốc Banitase giúp cải thiện được khả năng chuyển hóa tinh bột, chất béo và protein.
  • Trimebutin là thuốc chống co thắt có tác động lên cơ, giúp điều hòa được sự vận động đường tiêu hóa. Đặc biệt, thuốc Banitase có thể kích thích sự vận động ruột, dạ dày và có thể gây ức chế vận động này nếu như trước đó bị kích thích.
  • Bromelain: giúp làm tăng hoạt tính phân hủy fibrin, trực tiếp phân hủy fibrin và fibrinogen, ức chế tổng hợp fibrinogen. Bên cạnh đó, bromelain có tác dụng kháng viêm và có thể tác dụng trong bệnh viêm loét đại tràngbệnh crohn.
  • Simethicon: giúp làm giảm sức căng bề mặt và làm xẹp các loại bóng hơi trong niêm mạc ống tiêu hóa. Thuốc Banitase còn hỗ trợ tống hơi trong ống tiêu hóa và giảm đầy bụng.

Thuốc Banitase được chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

  • Khó tiêu ở ruột và dạ dày
  • Rối loạn bài tiết acid tụy hoặc mật
  • Khó tiêu sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc phẫu thuật dạ dày
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Chứng táo bón mất trương lực hoặc có nhu động
  • Không tiêu do rối loạn vận động đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy chức năng

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Banitase khi đã cân nhắc được những lợi ích. Vì vậy, trước khi uống thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Cách sử dụng thuốc Banitase

Thuốc Banitase được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh. Liều dùng thông thường đối với người lớn uống 2 viên/lần, ngày uống 3 lần. Thuốc Banitase được uống trước khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.

Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Banitase theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc Banitase thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 7 ngày. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Banitase

Thuốc Banitase có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:

  • Tiêu hóa: tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu, buồn nôn, khô miệng
  • Tuần hoàn: nhịp tim nhanh
  • Thần kinh: có cảm giác nóng lạnh, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ.
  • Rối loạn chức năng gan, tăng got, gpt

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Banitase mang lại. Tuy nhiên, khi dùng Banitase vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, lo âu, suy giảm nhận thức, suy hô hấp và hôn mê, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Banitase

Một số lưu ý khi sử dụng Banitase bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Banitase phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Banitase có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Banitase với người cao tuổi hoặc người bệnh bị suy giảm chức năng thận.
  • Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú: hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về độ an toàn của thuốc Banitase trên phụ nữ có thai, do vậy trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ mà thuốc gây ra. Đồng thời, tránh sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú, trừ trường hợp cần thiết thì cần phải dừng cho con bú.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Banitase, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Banitase hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,…

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Banitase, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Banitase bao gồm:

  • Cisaprid: có thể làm mất đi công dụng điều hòa nhu động ruột của thuốc Banitase khi sử dụng chung với nhau.
  • Procainamid: có thể làm tăng tác dụng kháng thần kinh phế vị trên sự dẫn truyền thần kinh ở nút nhĩ thất.

6. Cách bảo quản thuốc Banitase

Bảo quản thuốc Banitase với dạng viên nén bao phim ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Banitase ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Banitase trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Banitase tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Banitase vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Banitase an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Banitase có tác dụng trong điều trị những rối loạn đường tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn bài tiết acid mất hoặc tụy, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy chức năng,… Tuy nhiên, Banitase có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

.

Close
Social profiles