Bệnh nhân đái tháo đường nên biết tiêm insulin cho phù hợp

Bệnh nhân đái tháo đường nên biết tiêm insulin cho phù hợp

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên – Bác sĩ Thận – Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường bằng tiêm insulin là một trong những phương pháp điều trị thường quy. Tuy nhiên nếu tiêm insulin không đúng kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, khi tiến hành tiêm insulin cần phải hiểu và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách tiêm và nơi tiêm insulin.

1. Tiêm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường

Để kiểm soát đường máu tốt ở bệnh đái tháo đường cần kết hợp nhiều phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, và thuốc uống, tiêm insulin vv… Trong đó tiêm insulin là một phương pháp hiệu quả nếu người bệnh được tiêm đúng cách và đúng chỉ định.

Insulin bản chất là một hoóc môn giúp kiểm soát tốt đường máu khi được tiêm vào cơ thể. Hiện nay có nhiều loại insulin khác nhau và có rất nhiều phác đồ tiêm tùy thuộc vào cá thể người bệnh. Tác dụng chính của Insulin là thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua màng tế bào. Insulin là một hormon được tiết ra liên tục 24h bởi tế bào beta tuyến tụy và được tiết nhiều nhất vào sau bữa ăn.

Tuy nhiên không thể dùng insulin ở dạng thuốc viên hoặc thuốc uống mà nó chỉ có ở dạng tiêm. Nó cũng là một loại protein bị ảnh hưởng bởi men tiêu hóa của dạ dày sẽ phá vỡ insulin trước khi nó vào máu.

2. Các vị trí tiêm insulin


Các loại insulin
Bụng là vị trí được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn tiêm insulin nhất

Có một số nguyên tắc nguyên tắc chung khi thực hiện tiêm insulin mà bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào cần biết:

Thứ nhất: Cần sát khuẩn vị trí tiêm insulin bởi đây là điều kiện để insulin được hấp thụ tốt nhất. Da ở vị trí tiêm phải được giữ sạch, cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng này phải hoàn toàn bình thường. Insulin được tiêm vào lớp mỡ ngay dưới da còn được gọi là tổ chức dưới da. Ngoài ra phòng tránh nhiễm khuẩn tại vùng tiêm. Dự phòng nhiễm khuẩn huyết ( nếu không vô khuẩn thì có thể là đường vào nhiễm khuẩn vì bệnh nhân đái tháo đường miễn dịch kém).

Thứ hai: Hiện nay có rất nhiều loại insulin được sử dụng vì vậy tùy vào từng loại mà có thời gian tiêm khác nhau do bác sỹ chuyên khoa nội tiết chỉ định cho bệnh nhân. Loại insulin có tác dụng nhanh: Có tác dụng sau khi tiêm 15-30 phút trước khi ăn. Loại insulin có tác dụng trung bình: Sauk hi tiêm 15 phút – 2 giờ thường trung bình là 1 giờ, trước khi ăn. Thuốc được tiêm bằng một kim nhỏ hoặc một thiết bị trông giống như chiếc bút có ví dụ Novomix 30 plexpen hiện nay hay dùn ( 300 đơn vị/ 300 đơn vị/ ml).

Một số vị trí tiêm insulin nên tiêm tốt nhất:

  • Vị trí da bụng: Bụng là vị trí được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn tiêm insulin nhất đó là vùng quanh rốn. Để tiêm vào bụng hãy véo mô mỡ từ ở bên cạnh giữa eo và xương hông. Chỗ này nên cách rốn khoảng 5cm. Tiêm theo chiều kim đồng hồ và đổi vị trí tiêm liê tục để tránh tác dụng phụ của tiêm như loạn dưỡng tại vùng tiêm.
  • Vị trí da cánh tay: Ở vị trí này cũng được lựa chọn tốt nếu vùng bụng chống chỉ định vì tốc độ hấp thu insulin vừa phải nhưng không nhanh như bụng. Để tiêm vào cánh tay kim phải được đặt ở mặt sau cánh tay (vùng cơ tam đầu, hay bắp tay sau) khoảng giữa vai và khuỷu tay. Cánh tay thường gây khó khăn trong việc tự tiêm và cần có người giúp đỡ.
  • Vị trí da vùng đùi: Đây là vị trí hấp thu insulin chậm nhất nhưng lại có vị trí thuận lợi cho người bệnh tự tiêm. Khi tiêm đùi cần đâm kim vào phía trước của đùi, đoạn giữa đầu gối và háng, hơi lệch về phía ngoài chân, lưu ý, tiêm thuốc vào nếp véo da ít nhất 2,5 – 5cm.
  • Da vùng lưng hoặc hông: Tốc độ hấp thụ thuốc khá chậm và đây cũng là vị trí để người bệnh tự tiêm. Khi tiêm ở thắt lưng hoặc hông hãy vẽ một đường tưởng tượng qua đỉnh của mông nối hai bên hông. Phải đặt kim trên đường này nhưng dưới đường, khoảng giữa cột sống và đường nách giữa.

3. Các vị trí tiêm insulin đều phải được sử dụng luân chuyển và thay đổi liên tục để hạn chế tác dụng phụ

Ở bệnh nhân đái tháo đường có chỉ định tiêm insulin kiểm soát đường máu để hạn chế các biến chứng cũng như có thể gây kích ứng da và mô mỡ dưới da có thể làm tăng sự khó chịu cần luân phiên các vị trí tiêm. Đặc biệt với những trường hợp sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày phải tiêm ở các vị trí và ở các vùng khác nhau. Bệnh nhân tuyệt đối tránh tiêm vào cùng một vị trí hết lần này đến lần khác. Điều này có thể dẫn đến nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ phát triển dưới da và ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Khi luân phiên vị trí tiêm mũi tiêm ở một giờ nhất định trong ngày nên được tiêm ở cùng một vị trí. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải di chuyển quanh vị trí đó để đảm bảo rằng không tiêm đúng vào một điểm.

Ví dụ khi tiêm liều insulin tác dụng kéo dài ban đêm người bệnh luôn tiêm vào đùi. Tuy nhiên họ sẽ thay đổi giữa đùi phải và đùi trái mỗi đêm.

Nếu một người luôn tiêm liều insulin tác dụng nhanh buổi sáng vào bụng thì nên luân phiên quanh các vùng khác nhau của bụng, sao cho không tiêm vào cùng một chỗ.


hạ đường huyết
Hạ đường huyết là biến chứng phổ biến mà người bệnh đái tháo đường khi tiêm insulin thường gặp phải, do tiêm thuốc quá liều

4. Biến chứng khi tiêm insulin

  • Hạ đường huyết: Đây là một biến chứng chứng phổ biến mà người bệnh đái tháo đường khi tiêm insulin thường gặp phải do tiêm thuốc quá liều insulin. Nếu người bệnh hạ đường huyết nhẹ có thể uống cốc nước đường, ăn bánh kẹo ngọt. Trường hợp nặng thì cần phải đến cơ sở y tế để tiêm truyền tĩnh mạch 20-40ml dung dịch glucose 20% hoặc 1-2mg glucagon và đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Vì vậy sau khi tiêm insulin người bệnh cần theo dõi cẩn thận đường huyết và báo lại cho bác sỹ chuyên khoa nội tiết để tư vấn chỉnh lại liều tiêm phù hợp nhất. Tốt nhất người bệnh nên ghi chép về lượng đường huyết vào sổ để có thể chia sẻ với bác sĩ. Những thông số bất thường cần được thông báo ngay cho bác sĩ để có thể điều chỉnh liều insulin nếu cần.

  • Nhiễm trùng nơi tiêm: D ngay từ đầu nếu người bệnh không thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Phản ứng tại chỗ của insulin: Lớp mỡ dưới da bị teo lại do dùng insulin người (human insulin). Ngược lạithường có hiện tượng tăng sản lớp mỡ dưới da nơi tiêm, do insulin kích thích sự tăng trưởng của các tế bào mỡ.Trong trường hợp có tổn thương, phải thay đổi vị trí tiêm.Để phòng tránh cần phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin đã được nói ở trên. Lọ insulin đang dùng không nên để trong tủ lạnh.

Close
Social profiles