Trẻ 26 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Trẻ 26 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Trẻ 26 tháng tuổi sẽ có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt so với giai đoạn trước đây dẫn tới sự băn khoăn của phụ huynh trong việc chăm sóc như làm thế nào để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ toàn diện. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này.

1. Sự phát triển của trẻ 26 tháng tuổi

Một số sự phát triển có thể nhận thấy ở bé 26 tháng tuổi trong giai đoạn này gồm có:

  • Phát triển thể chất: Ngoài việc hình thể của trẻ có nhiều thay đổi, não trẻ cũng đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Khuôn mặt trẻ dài ra và cân đối, tay chân cũng không ngừng dài ra, bụng thon gọn hơn. Trẻ đã mọc gần đủ 20 chiếc răng. Vận động thăng bằng và phối hợp động tác của trẻ khá thành thạo và khéo léo thể hiện qua việc tự mặc quần áo, nghe điện thoại hay tham gia vào các hoạt động tập thể
  • Phát triển nhận thức: Trẻ đã có thể nhận biết được bản thân, trẻ gái thích làm điệu, hay đòi hỏi bộ quần áo ưa thích của mình. Trẻ cũng hứng thú với việc tìm hiểu về thế giới xung quanh bằng cách chạm vào, nghe và nhìn sự vật, hiện tượng. Trẻ đã hình thành tư duy về giải quyết vấn đề và nhận lỗi, có khái niệm về thời gian nhưng vẫn chưa thể nắm bắt các cảm xúc phức tạp như cảm thông hay đoán bắt ý nghĩ người khác
  • Phát triển cảm xúc xã hội: Trẻ có xu hướng thích giúp đỡ các công việc nhà, tự mình làm công việc cá nhân và thích chơi với các bạn cùng lứa tuổi. Khi trẻ bực bội cũng có thể phản ứng bằng các động tác đá, đấm, cắm và xô đẩy. Trẻ có tính tò mò rất mạnh và ham tìm hiểu môi trường xung quanh, thích đặt câu hỏi
  • Phát triển về ngôn ngữ: Trẻ rất thích học và phát âm các từ mới bằng cách lập lại tất cả những điều mà người lớn nói cho trẻ. Trẻ có khả năng nói khá nhiều từ, câu ngắn đơn giản nhưng có xu hướng nói ngọng và nuốt âm nên cần phải giao tiếp thường xuyên và chỉnh sửa cho trẻ

Khuyến cáo của WHO: Bổ sung sắt cho trẻ từ 5-12 tuổi
Ngoài việc hình thể của trẻ có nhiều thay đổi, não trẻ cũng đã phát triển gần như hoàn chỉnh

2. Bé 26 tháng nên ăn gì?

Trong độ tuổi 26 tháng trẻ thường có biểu hiện ngậm thức ăn mà không nhai, thịt thì lấy nước chứ không nuốt bã do đó phụ huynh cần tập cho trẻ nhai thường xuyên hơn, không nên lạm dụng việc xay, nghiền nhỏ thức ăn. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tuổi này đã có thể giảm lượng béo trong sữa và dùng các loại sữa khác thay vì chỉ dùng sữa nguyên kem cho trẻ. Gạo, đậu nành hay các loại sữa khác như sữa bò cần tăng cường canxi để đáp ứng mức canxi hàng ngày cho nhóm tuổi này
  • Các bữa chính cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đến từ các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng, tập cho trẻ ăn các loại hoa quả có độ mềm thích hợp, bánh quy ăn dặm cũng rất có hiệu quả trong việc tập nhai cho trẻ
  • Có thể cho trẻ tham gia vào các bữa ăn của gia đình, vừa kích thích khả năng ăn của trẻ vừa gắn kết tình cảm trong gia đình

Sữa công thức: Những điều cần biết
Trẻ trong giai đoạn 26 tháng có thể thay đổi nhiều loại sữa khác nhau

3. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 26 tháng tuổi

Giai đoạn 26 tháng thường trẻ đã mọc hết 20 răng sữa và bắt đầu thay răng do đó phụ huynh cần phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này:

  • Dù ở nơi răng chưa mọc, mẹ cũng nên lau nướu cho trẻ một cách nhẹ nhàng bằng vải mềm ẩm mỗi ngày 1 lần.
  • Cẩn thận khi cho trẻ sử dụng kem đánh răng vì trẻ có thể vô tình nuốt phải. Nên sử dụng một lượng kem ít (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết lớp thật mỏng trên bàn chải)
  • Nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng
  • Bàn chải nên dùng loại mềm với kích thước nhỏ, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách

Vệ sinh hàng ngày cho trẻ bằng bàn chải trẻ em mềm, ướt
Giai đoạn 26 tháng thường trẻ đã mọc hết 20 răng sữa

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Close
Social profiles