Viêm phế quản phổi chẩn đoán và điều trị thế nào?

Viêm phế quản phổi chẩn đoán và điều trị thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc – Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị nội hô hấp.

Bệnh viêm màng phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn tới suy hô hấp và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm màng phổi

Màng phổi là lớp màng mỏng nằm giữa phổi và thành ngực, có chức năng bảo vệ phổi. Giữa hai lớp màng phổi là dịch màng phổi giúp bôi trơn lớp màng để chúng có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng. Trường hợp lớp màng phổi bị viêm thì lớp màng sẽ không thể trượt lên nhau, làm cho người bệnh bị đau khi ho hoặc hắt hơi.

Bệnh viêm màng phổi xuất hiện khi lớp màng phổi bị viêm gây ra các cơn đau ngực, cơn đau sẽ ngày càng tăng lên khi người bệnh hít thở.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm màng phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn tới suy hô hấp. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm màng phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.

2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm màng phổi

Nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị viêm màng phổi kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng thành:

  • Áp xe phổi;
  • Khái mủ, rò ra các thành của ngực;
  • Tràn khí thứ phát hoặc phối hợp;
  • Tràn dịch màng ngoài tim;
  • Nhiễm trùng huyết.

Viêm màng phổi và điều trị
Áp xe phổi là biến chứng nguy hiểm của viêm màng phổi

3. Chẩn đoán viêm màng phổi

Để xác định xem người bệnh có bị bệnh viêm màng phổi hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ biết được người bệnh có đang bị nhiễm trùng hay không;
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang để biết lớp dịch giữa hai khoang màng phổi có tăng lên hay không;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Xét nghiệm này sẽ giúp hiển thị hình ảnh phổi của người bệnh dưới dạng nhiều lát cắt khác nhau và chẩn đoán chính xác hơn;
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của cấu trúc bên trong cơ thể của người bệnh, xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định xem người bệnh viêm màng phổi có bị tràn dịch màng phổi hay không.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Xét nghiệm này giúp kiểm tra và theo dõi nhịp tim của người bệnh để loại trừ các vấn đề về tim mạch có thể gây ra đau ngực.

4. Viêm màng phổi và điều trị


Viêm màng phổi và điều trị
Người bệnh có những cơn đau có thể sử dụng thuốc điều trị viêm màng phổi

Việc điều trị cho bệnh nhân viêm màng phổi sẽ tập trung chủ yếu vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt hết vi khuẩn. Nếu nguyên nhân là do virus thì chủ yếu điều trị triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh có những cơn đau có thể sử dụng thuốc điều trị viêm màng phổi có tên là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thông thường, các bác sĩ thường chỉ định thuốc ibuprofen cho người bệnh viêm màng phổi, trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với NSAID hoặc không phù hợp thì có thể được kê thuốc giảm đau khác như paracetamol hoặc codeine.

Để giúp giảm đau, người bệnh viêm màng phổi có thể nằm nghiêng về bên phía ngực bị đau. Bệnh nếu được phát hiện càng sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì tiên lượng cho bệnh nhân càng tốt.

Song song với các phương pháp điều trị, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau do bệnh gây ra bằng cách sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, dùng thuốc điều trị viêm màng phổi đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Close
Social profiles