Các cây thuốc nam chữa viêm cầu thận

Các cây thuốc nam chữa viêm cầu thận

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận cấp là bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng phù thũng (thể dương thuỷ) do cảm nhiễm phải phong tà, thuỷ thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông điều hoà thuỷ đạo, tỳ không vận hoá thuỷ thấp, thận không khó hoá bàng quang gây thuỷ dịch bị ứ lại sinh ra chứng phù thũng. Tùy thuộc vào thể bệnh mà có thể chữa viêm cầu thận bằng thuốc nam với các bài thuốc khác nhau.

1. Những cây thuốc nam chữa viêm cầu thận

Một số cây thuốc nam chữa viêm cầu thận được dùng trong dân gian gồm có:

Rau dừa nước:

  • Là loại cây dại, thân mềm mọc hoang hoá có tác dụng điều trị bệnh về chức năng thận như viêm tiết niệu, tiểu dưỡng chấp, tiểu ra máu
  • Rau dừa nước khô thường được rửa sạch, sắc đặc với nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng trong 10-15 ngày để đạt được hiệu quả mong muốn

Cây bòn bọt:

  • Là cây thân gỗ nhỏ, một trong số ít những vị thuốc với công dụng điều trị bệnh về chức năng thận như phù thận, suy tim, viêm cầu thận,…
  • Cây thường được lấy thân, lá ngọn phơi khô, rửa sạch, sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Quá trình sử dụng thuốc có thể kết hợp uống thêm cây dừa nước, râu ngô để mát và lợi tiểu tốt hơn

Quả đu đủ xanh và trái dừa tươi:

  • Cách làm thuốc đơn giản là lấy thịt trái đu đủ xanh bỏ vào trong lòng trái dừa tươi rồi đun chín ăn hàng ngày.
  • Thuốc có tác dụng điều trị viêm cầu thận hiệu quả

2. Trị viêm cầu thận cấp do phong tà (phong thuỷ)

Các dấu hiệu của bệnh viêm cầu thận cấp do lạnh, viêm nhiễm gồm: Người bệnh có phù mặt và nửa người trên, sau đó phù toàn thân kèm theo gai sốt, rêu lưỡi trắng dày, tiểu tiện ít, phù mạch. Phương pháp chữa là tuyên phế phát hãn, lợi niệu. Có 2 bài thuốc thường dùng:

  • Bài 1: lá tía tô, hành tăm, cát căn, mỗi vị 12g; cam thảo đất, bông mã đề mỗi vị 20g, lá tre 8g, lá chanh 10g, gừng tươi 2g, sắc uống ngày 1 thang
  • Bài 2: việt tỳ thang gia giảm: ma hoàng, bạch truật, đại táo mỗi vị 12g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g, mộc thông 8g, sa tiền 16g, thạch cao 20g sắc uống ngày 1 thang
  • Kết hợp châm cứu các huyệt: ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, phục lưu, túc tam lý, hợp cốc

3. Viêm cầu thận do thuỷ thấp

Dấu hiệu của bệnh nhân viêm cầu thận do thủy thấp gồm: Người bệnh bị phù toàn thân, đi tiểu ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm hoãn hoặc đới sắc. Phương pháp chữa thông thường là thông dương lợi thấp (ôn thông hoá khí, kiện tỳ trừ thấp lợi niệu. Các bài thuốc thường sử dụng gồm:

  • Bài 1: Vỏ quýt, quế chi, bỏ rễ dâu, vỏ cau khô, mỗi vị 8g; ngũ gia bì, vỏ gừng, mỗi vị 6g; bồ công anh, kim ngân mỗi vị 20g; mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang
  • Bài 2: Ngũ linh tán: bạch truật, phục linh, trạch tả mỗi vị 12gp; trư linh, quế chi mỗi vị 8g; sắc uống ngày 1 thang
  • Kết hợp châm cứu (châm tả) các huyệt như ở phần viêm cầu thận do phong tả

4. Viêm cầu thận cấp do thấp nhiệt

Tình trạng viêm cầu thận này do mụn nhọt gây dị ứng, nhiễm khuẩn. Người bệnh phù toàn thân, khát nước nhiều, nước tiểu đỏ, ít, da bị viêm nhiễm, rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, khó thở… Phương pháp chữa là thanh nhiệt giải độc trừ thấp, nếu phù nặng phải trục thuỷ. Các bài thuốc thường dùng gồm:

  • Bài 1: thổ phục linh, rễ cỏ tranh, cỏ mần trầu, lá cối xanh, mỗi vị 20g; mã đề 30g, sắc uống ngày 1 thang
  • Bài 2: Đạo xích tán gia giảm: mộc thông, hoàng bá, hoàng cầm, mỗi vị 12g; bồ công anh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; lá tre 16g; cam thảo 4g. Tất cả tán bột làm hoàn, ngày uống 4-8g
  • Bài 3: đình lịch tử 10g; đại hồi, quế chi, mỗi vị 4g; diêm tiêu 2g; hắc sửu 6g. Tất cả tán bột làm hoàn, ngày uống 4-8g
  • Bài 4: châu sa tán cùng gia giảm: cam toại, nguyên hoa, đại kích, trần bì, tân lang, mỗi vị 6g; mộc hương, thanh bì, mỗi vị 10g; khinh phấn 4g. Tất cả tán bột, ngày uống 4-6g
  • Để tăng hiệu quả điều trị, kết hợp châm cứu các huyệt: thuỷ phân, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm lăng tuyền, phục lưu

5. Một số lưu ý với bệnh nhân viêm cầu thận

  • Cần tuân thủ nghiêm ngặt quá trình ăn kiêng
  • Không nên ăn các loại thịt nướng, thịt hun khói
  • Nên uống đủ nước và lưu ý cần sử dụng nguồn nước sạch, không dùng nguồn nước kém chất lượng vì nước bẩn gây hại rất lớn cho thận
  • Không uống nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống có ga, đồ uống có cồn, cà phê vì hại cho bệnh
  • Vận động nhẹ để khí huyết lưu thông, cải thiện sức khỏe
  • Khi có dấu hiệu bất thường cần đi kiểm tra và xét nghiệm lại. Định kỳ 1 tháng nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu để biết được tiến triển của bệnh.

Close
Social profiles