Hình ảnh bệnh gút trên bàn chân và khớp

Hình ảnh bệnh gút trên bàn chân và khớp

Gút là bệnh lý viêm khớp do sự tích tụ của những tinh thể acid uric có trong các khớp. Dấu hiệu gút ở chân là những biểu hiện đầu tiên để phát hiện ra bệnh lý này.

1. Bệnh gout đau gót chân

Sự tích tụ của tinh thể acid uric có trong khớp đã hình thành nên bệnh gút đau khớp. Acid uric là sản phẩm phân hủy của purin trong những loại thực phẩm được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Việc chuyển hóa acid uric gặp vấn đề bất thường kèm với tình trạng kết tinh những hợp chất này ở khớp sẽ gây ra những đợt viêm dẫn đến những cơn đau gút cấp.

Bệnh gút thường phổ biến ở nam giới hơn nữ. Đồng thời tỷ lệ mắc bệnh gút cũng tăng dần theo độ tuổi, nhiều nhất là những người ngoài 75. Đối với phụ nữ thì tình trạng gút cấp hay diễn ra sau thời kỳ mãn kinh. Những đối tượng tăng acid uric máu thì chỉ có một ít trong số đó phát triển thành bệnh gút.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh gút đó là béo phì, tăng cân quá mức, uống nhiều rượu, tăng huyết áp, đái tháo đường, chức năng thận có vấn đề… Những loại thuốc và bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu. Một số trường hợp tăng nồng độ hormone tuyến giáp cũng gây ra bệnh gút.

Để chẩn đoán bệnh gút thì cần dựa vào tiền sử đau khớp nhiều lần, tại những vị trí đặc hiệu như ngón chân, mắt cá, đầu gối… Bên cạnh đó, xét nghiệm được đánh giá là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán đó là phát hiện được những tinh thể acid uric trong dịch khớp khi chọc hút. Đây là thủ thuật cần được gây tê tại chỗ và vô trùng. Ngoài ra, xét nghiệm máu đo nồng độ acid uric cũng rất cần thiết đối với việc chẩn đoán bệnh gút.


bệnh gout đau gót chân
Bệnh gout đau gót chân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

2. Dấu hiệu gút ở chân

Những cơn gút cấp được đặc trưng bởi sự khởi phát cơn đau cấp tính tại những khớp bị ảnh hưởng, theo sau đó là các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đặc biệt là cơn đau rất nổi bật và rõ rệt. Trong các khớp thì khớp nhỏ ở các ngón chân là vị trí dễ bị gút nhất. Một số khớp các cũng có thể bị gút như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay hay khuỷu tay. Đối với một số bệnh nhân thì cơn gút cấp diễn ra dữ dội đến mức khi ga trải giường chạm vào các khớp ngón chân cũng gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Cơn đau gút diễn ra cấp tính, sau đó giảm dần vài giờ đến vài ngày, có thể đáp ứng hoặc không với thuốc giảm đau. Thậm chí có một vài trường hợp bệnh gút đau khớp kéo dài đến nhiều tuần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Với tình trạng gút xuất hiện ở ngón tay do sự lắng đọng của tinh thể acid uric tại các khớp thì người bệnh nên nghỉ ngơi trong một thời gian nhất định nhằm giảm bớt cơn đau. Tình trạng đau khớp ngón chân cái là phổ biến nhất và thường dễ bị tái phát sau đó, vì vậy cần đến khám định kỳ ngay cả khi cơn đau gút đã kết thúc. Theo thời gian thì cơn đau gút này có thể gây nhiều tổn thương cho gân và những mô lân cận.

Bệnh gút đau khớp do liên quan đến chuyển hóa và khớp, với dấu hiệu gút ở chân là thường gặp nhất, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội, có khả năng tái phát nhiều lần sau đó. Vì vậy, cần có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn tình trạng gút xảy ra.

Close
Social profiles