Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị, một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng mà bệnh viêm tai giữa gây ra. Vậy trẻ viêm tai giữa kiêng ăn gì cho mau khỏe?

1. Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm xảy ra ở vùng tai giữa, đây là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Hầu hết viêm tai giữa xảy ra là do biến chứng của các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm Amidan… gây nên.

Viêm tai giữa được phân chia thành 2 dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có tiết dịch. Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em do đặc điểm giải phẫu tai và sinh lý của trẻ em có nhiều đặc điểm khác biệt hơn so với người lớn. Đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng còn “non nớt” vì vậy rất dễ bị virus, vi khuẩn, vi nấm xâm nhập và tấn công gây bệnh. Vậy trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa trẻ em

Bé bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, bên cạnh nguyên nhân do cấu trúc tai chưa hoàn thiện còn có các nguyên nhân như sau:

  • Trẻ hít khói thuốc lá;
  • Nhóm trẻ bú bình có khả năng bị viêm tai giữa nhiều hơn em bé bú mẹ. Điều này được giải thích là do khi bé nằm và mút sữa bình thì sữa có thể tràn vào ống thính giác gây viêm;
  • Trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA…;
  • Trẻ thường xuyên bơi không trang bị bảo hộ, trẻ bị nước vào tai gây nhiễm khuẩn trong tai…

3. Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?

Viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ, thậm chí có thể gây viêm màng não. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị viêm tai giữa theo phác đồ của bác sĩ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những loại thực phẩm khi trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn gồm:

  • Không nên cho trẻ bị viêm tai giữa ăn những đồ ăn “cứng” và không nên ăn vặt thường xuyên. Lý do là vì động tác nhai cần kết hợp của cơ và khớp hàm, nếu hoạt động nhai quá mạnh, quá thường xuyên sẽ là yếu tố bất lợi cho tiến trình hồi phục của tai;
  • Trẻ bị viêm tai giữa nên được giới hạn không ăn các thực phẩm làm tăng đường huyết một cách đột ngột, cụ thể không ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như:các loại chè, bánh ngọt,…;
  • Không cho trẻ đang bị viêm tai giữa ăn các loại trái cây sấy khô như chuối, mít, chà là khô, cam thảo… các loại quả khô này có thể làm tăng huyết áp, gây ù tai vì tăng áp lực trong mạng lưới tuần hoàn vi mạch của loa tai, có thể kèm theo tình trạng chóng mặt ở trẻ;
  • Không cho trẻ đang bị viêm tai giữa ăn thực phẩm xào hoặc chiên rán quá nhiều dầu mỡ vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng cảm giác đau cho trẻ;
  • Không cho trẻ đang bị viêm tai ăn các loại thực phẩm có khả năng làm kích thích quá trình tạo mủ hoặc làm tăng tình trạng đau nhức như: đồ nếp, hải sản, tôm, cua, thịt đỏ…;

Bên cạnh đó trẻ đang bị viêm tai giữa không nên tiếp xúc với rượu, bia, khói thuốc lá.

4. Bé bị viêm tai giữa nên ăn gì?

Ngoài việc bé bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, sau đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên bổ sung trong quá trình bị bệnh đó là:

  • Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và các loại trái cây khô;
  • Vitamin C cho trẻ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn trong quá trình điều trị viêm tai giữa với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…;
  • Vitamin A và kẽm (cà rốt, cà chua) được bổ sung khi bị bệnh cũng giúp trẻ giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chất chống oxy hóa;
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa cần phải đảm bảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm và vitamin, tất cả các hoạt chất này có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong tai ngoài và hạn chế các triệu chứng đau nhức tai do bệnh gây ra.

5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ viêm tai giữa

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định đến tiến độ của điều trị viêm tai giữa, vì vậy cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé theo những nguyên tắc dưới đây:

5.1. Đối với trẻ đang bú mẹ

Vẫn tiếp tục duy trì việc cho bé bú mẹ với tần suất cao hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào đồng thời có chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của bé. Lưu ý không nên cho trẻ bú nằm vì sữa có thể chảy ngược vào trong tai, từ đó làm cho tình trạng bệnh của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

5.2. Đối với trẻ đã biết ăn thức ăn

Viêm tai giữa khiến trẻ cảm thấy đau đớn mỗi khi nhai vì vậy phụ huynh nên cho bé ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, thịt luộc mềm. Nhìn chung chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm tai giữa cần đảm bảo đủ chất, chú trọng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, đảm bảo cân nặng cho trẻ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Close
Social profiles