Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần được bổ sung nhiều loại dưỡng chất hơn từ các bữa ăn dặm để đảm bảo tốc độ phát triển toàn diện của bé.

1. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

So với giai đoạn trước thì giai đoạn này trẻ 7 tháng tuổi cần lượng thức ăn nhiều hơn và cô đặc hơn để phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Dưới đây là một số chất cần được bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng.

  • Protein (đạm): Được xem là dưỡng chất không thể thiếu trong việc phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, là chất cần thiết để cho mọi tế bào trong cơ thể được hoạt động. Thiếu đạm, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến gan, thận, do làm việc quá nhiều. Vậy nên, bố mẹ cần lưu ý điểm này khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm đáng kể đến như thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu,…
  • Các loại vitamin: Vitamin C, A, D… đó đều là những loại vitamin đóng vai trò quan trọng cần bổ sung trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng. Việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất và vitamin sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời của bé. Tuy nhiên nếu thiếu những chất đó sẽ tác ​​động tiêu cực đến sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh lý. Các loại thực phẩm giàu vitamin là các rau củ quả có màu xanh và vàng, chẳng hạn như rau bina, bắp cải, bông cải xanh, trái kiwi, đậu nành, đậu lăng, các loại cá, trứng…
  • Sắt: Sắt là loại nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Vì thế, thiếu sắt sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi cơ thể, dẫn đến trẻ bị ốm đau, trẻ em khi sinh ra kém phát triển. Sắt có nhiều trong ​​thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc,…
  • Kẽm: Kẽm là chất dinh dưỡng giúp nâng cao sự phát triển về chiều cao và hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Đối với trẻ sơ sinh thì kẽm là một trong những chất thiết yếu cần có cho sự phát triển. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, hạt vừng, đậu lăng, bí ngô, măng tây và sữa chua.
  • Omega-3: Đây là một loại axit béo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Hơn thế nữa, omega-3 còn đem lại nhiều ích lợi cho mắt, da và cả tim mạch. Để bổ sung loại axit béo này, bố mẹ hãy thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng các loại cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển.

thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Thực phẩm giàu sắt nên được bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

2. Gợi ý thực đơn cháo ăn dặm cho bé 6-7 tháng tăng cân an toàn

Bố mẹ có thể tham khảo cách làm 4 món cháo sau đây để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi:

2.1. Cháo sườn heo và cà rốt

Các bước thực hiện:

  • Sườn mua về luộc qua
  • Cho sườn và gạo vào ninh cháo
  • Cà rốt sau khi luộc chín thì dùng thìa tán nhuyễn
  • Gỡ thịt ở sườn ra băm nhỏ
  • Bắc nồi cháo lên, cho sườn băm và cà rốt băm vào đảo đều.

2.2. Cháo chim bồ câu hầm cùng hạt sen và nấm hương

Các bước thực hiện:

  • Chim bồ câu và gạo cho vào ninh cùng một lúc để cháo được ngọt.
  • Nấm hương hạt sen rửa sạch và luộc chín.
  • Băm nhỏ nấm hương, còn hạt sen thì dùng thìa tán nhuyễn hoặc xay nhỏ
  • Gỡ xương bồ câu lấy thịt rồi băm nhỏ.
  • Bắc nồi cháo lên, cho thịt chim băm với nấm hương hạt sen vào đảo cùng.

2.3. Cháo thịt bò và cải mầm

Các bước thực hiện:

  • Thịt bò băm nhỏ.
  • Rau cải băm nhỏ.
  • Cho 1 ít nước vào nồi, cho thịt bò vào đảo, lấy đũa đảo đều để thịt tan hết ra, sôi thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp thịt và rau băm vào nồi cháo trắng, nêm nếm vừa miệng.
  • Cho nửa thìa dầu dinh dưỡng vào tô cháo, đảo đều và nếm vừa vị.

thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng với món cháo thịt bò cải mầm

2.4. ​​​​​​​​Cháo gà nấm hương/ nấm rơm

Các bước thực hiện:

  • Hấp thịt gà đợi chín thì băm nhỏ với đầu hành trắng cho thơm.
  • Nấm hương sau khi rửa sạch cho một ít nước vào luộc chín rồi xay nhỏ
  • Nấm rơm gọt chân sạch sẽ, trần sơ qua nước sôi rồi xay nhỏ.
  • Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt gà, nấm rơm, nấm hương và nước luộc nấm hương vào cùng đảo đều.
  • Cho nửa thìa dầu dinh dưỡng vào tô cháo, đảo đều và nếm vừa vị.

3. Một số lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Trong giai đoạn bé 7 tháng tuổi ăn dặm, bố mẹ cần lưu ý:

  • Tiếp tục duy trì cho bé bú sữa mẹ, khoảng ​​600-800ml/ngày.
  • Khi nấu cháo cho bé, bố mẹ không nêm gia vị vào thức ăn của bé, nên để vị nguyên bản nhằm giúp bé phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn.
  • Áp dụng công thức nấu cháo chuẩn 10g gạo với 70ml nước.
  • Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lạm dụng, chỉ nên cho vừa đủ.
  • Bố mẹ cần lên một thực đơn theo tuần, với đa dạng món ăn để làm phong phú khẩu vị của bé, giúp bé không nhàm chán trong việc ăn uống, đồng thời cảm thấy ngon miệng hơn.

Tóm lại, trong khoảng thời gian này bố mẹ nên lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với đầy đủ và đa dạng các dưỡng chất thiết yếu, tạo hứng thú trong việc ăn uống cho bé và giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh thực đơn cho trẻ ăn dặm 7 tháng đầy đủ chất dinh dưỡng, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website (vinmec.com) và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu khi cần tư vấn nhé.

Close
Social profiles