Khám, đánh giá và xử trí cấp cứu trẻ em

Khám, đánh giá và xử trí cấp cứu trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khám, đánh giá và xử trí cấp cứu trẻ em cần được xử lý khẩn trương hiệu quả do bệnh trẻ em diễn biến nhanh. Nếu không được xử lý kịp thời trẻ có thể tử vong nhanh chóng.

1. Mục đích của khám sàng lọc

Khám sàng lọc nhanh các trẻ đến khám để được xử lý theo thứ tự ưu tiên trẻ nào cần xử lý trước, trẻ nào có thể trì hoãn được.

Có nhiều hướng dẫn phân loại, trong phạm vi bài viết này, sử dụng Chương trình Đánh giá lọc bệnh và xử trí cấp cứu trẻ bệnh (Emergency Triage Assessement and Treatment: ETAT) được Tổ Chức Y Tế Thế Giới cập nhật mới nhất năm 2016.

Khám sàng lọc được chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm bệnh cấp cứu cần điều trị khẩn cấp
  • Nhóm bệnh nặng, cần ưu tiên khám trước, không cần phải xếp hàng theo thứ tự để khỏi làm chậm trễ việc thăm khám và điều trị
  • Nhóm bệnh thông thường, không cần cấp cứu ngay và có thể chờ đợi được

1.1 Nhóm bệnh nhân cấp cứu

Những bệnh nhi có 1 trong các dấu hiệu sau cần được khám và xử trí cấp cứu ngay để tránh tử vong:

Dấu hiệu suy hô hấp cấp

  • Ngưng thở hoặc cơn ngừng thở
  • Tím tái
  • Sử dụng cơ hô hấp phụ: rút lõm ngực nặng/co kéo liên sườn, cơ ức đòn chũm, rút lõm hõm ức, hõm mũi ức, hõm thượng đòn, phập phồng cánh mũi.
  • Thở nhanh ≥ 70lần/phút.
  • Thở rên thì thở ra ở trẻ
  • Thở rít thì hít vào khi nằm yên

Trẻ sinh non bị suy hô hấp cấp
Xử trí cấp cứu khi trẻ bị tím tái do suy hô hấp

Dấu hiệu sốc

  • Tay chân lạnh
  • Thời gian đổ đầy mao mạch chậm ≥ 3 giây bằng cách ấn làm trắng móng tay cái, (để ngang tim) trong 3 giây rồi buông ra. Thời gian đổ đầy mao mạch là thời gian làm hồng trở lại móng tay. Có thể thực hiện ở vị trí khác như ở mu bàn chân, mặt trong cẳng chân, cẳng tay hoặc vùng xương ức, ấn giữ 5 giây rồi buông ra.
  • Mạch quay, cánh tay, bẹn nhanh, nhẹ hoặc không bắt được
  • Tìm vết thương đang chảy máu để cầm máu và hỏi bà mẹ nếu xuất hiện đột ngột sau dùng thuốc hoặc vaccin hoặc thức ăn hay côn trùng cắn, nghi sốc phản vệ.

Dấu hiệu hôn mê hoặc co giật

  • Mức độ tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU
  • A (Alert) : trẻ tỉnh.
  • V (Voice) : đáp ứng kém với lời nói.
  • P (Pain) : đáp ứng kém với kích thích đau (cù vào lòng bàn chân hoặc kéo tóc vùng trán hoặc bóp mạnh cơ bắp cẳng chân)
  • U (Unconscious) : không phản ứng khi kích thích đau, hôn mê.
  • Trẻ cần cấp cứu khi không đáp ứng với kích thích đau hoặc đang co giật
  • Nếu có hoặc nghi ngờ chấn thương cổ phải cố định cổ ngay

Dấu hiệu mất nước nặng ở trẻ bị tiêu chảy: khi có 2 dấu hiệu sau

  • Trẻ li bì hoặc khó đánh thức
  • Nếp véo da bụng mất rất chậm (>2 giây)

1.2 Bệnh nhân nặng cần được ưu tiên thăm khám và điều trị trước

Những bệnh nhân nặng cần được ưu tiên khám trước nếu có 1 trong các biểu hiện sau :

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Sốt cao
  • Li bì, bứt rứt, không yên
  • Suy hô hấp: thở nhanh (Ngưỡng thở nhanh: Trẻ
  • Gầy mòn nặng hoặc phù 2 bàn chân
  • Lòng bàn tay rất nhợt
  • Tai nạn, ngộ độc
  • Trẻ bệnh dưới 2 tháng tuổi
  • Trẻ bị ngộ độc
  • Suy dinh dưỡng nặng
  • Bỏng rộng
  • Có giấy chuyển viện từ tuyến trước.

hạ sốt cho trẻ
Trẻ sốt cao li bì cũng cần được ưu tiên cấp cứu trước

2. Xử trí cấp cứu trẻ em

2.1 Cấp cứu về hô hấp:

Ngưng thở:

  • Ngửa đầu, nâng cằm
  • Cố định cổ khi nghi chấn thương cột sống cổ
  • Thông khí qua mask, đặt nội khí quản..
  • Ép tim ngoài lồng ngực theo phác đồ

Dị vật đường thở:

  • Thủ thuật Heimlich nếu trẻ > 2 tuổi.
  • Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực nếu trẻ

Tím tái, Rút lõm ngực, Sử dụng cơ hô hấp phụ, Thở rên thì thở ra (grunting) ở trẻ

  • Thở oxy.
  • Thở CPAP, thở máy không xâm lấn, đặt NKQ
  • Điều trị nguyên nhân: hen nặng, viêm thanh khí quản cấp.

2.2 Cấp cứu tuần hoàn

Sốc:

  • Thở oxy.
  • Loại trừ sốc tim
  • Lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
  • Truyền dịch nhanh 20 ml/kg/15-60 phút
  • Giữ ấm

Sốc mất máu:

  • Cầm máu
  • Truyền dịch nhanh, truyền máu 20ml/kg

Sốc phản vệ:

Adrenaline 1‰ 0,3ml TB

Rối loạn nhịp tim:

Xác định chẩn đoán rối loạn nhịp tim, xử trí theo phác đồ (dùng thuốc, sốc điện, đặt máy tạo nhịp), hội chẩn khoa tim mạch nếu cần.

2.3 Cấp cứu trẻ hôn mê, co giật

Hôn mê:

  • Thông đường thở
  • Cố định cột sống cổ nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ
  • Nằm nghiêng an toàn
  • Glucose TTM nếu có hạ đường huyết.

Co giật:

  • Thông đường thở
  • Nằm nghiêng an toàn
  • Diazepam TMC / bơm hậu môn

2.4 Cấp cứu mất nước nặng

Mất nước nặng không SDD nặng: Truyền dịch theo phác đồ tiêu chảy mất nước nặng

Mất nước nặng kèm SDD nặng: Bù ORS qua sonde dạ dày hoặc truyền dịch Lactat Ringer 15ml/kg/giờ


an thần
Xử trí ngay bằng an thần nếu trẻ bị co giật

Trong thực hành lâm sàng, hệ thống Vinmec còn áp dụng các công cụ khác như: Tam giác đánh giá Nhi khoa, CUPS, Hệ thống phân loại cấp cứu Nhi khoa CTAS (Canadian Triage and Acuity Scale)….

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ Phan Ngọc Toán từng là Bác sĩ điều trị Nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, bác sĩ Cấp cứu và Hồi sức tích cực – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trước khi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay. Bác sĩ Toán có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu người lớn, Cấp cứu bệnh nhi.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Suckhoe248 trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Close
Social profiles