8 loại thực phẩm giàu nitrat và tại sao bạn nên tránh chúng

8 loại thực phẩm giàu nitrat và tại sao bạn nên tránh chúng

Nitrat là một tập hợp các hợp chất liên quan đến các phân tử nitơ và oxy. Các thực phẩm có chứa nitrat tự nhiên có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số tình trạng bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây biến chứng khi mang thai, methemoglobin huyết ở trẻ sơ sinh,…

1. Các loại thực phẩm giàu nitrat

1.1. Nitrat trong thực phẩm gây hại

Nhiều loại thịt đã qua chế biến có hàm lượng nitrat cao. Mặc dù những nitrat này rất hữu ích trong việc bảo quản và cải thiện màu sắc của thực phẩm, nhưng chúng không tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu khuyến cáo rằng nên bổ sung vitamin C vào các loại thịt có hàm lượng nitrat cao để ngăn chặn sự hình thành các hợp chất nitrit có hại. 4 loại thực phẩm có chứa nitrat bao gồm:

  • Giăm bông: thịt giăm bông thường là nguồn cung cấp nitrat cao nhất trong chế độ ăn uống. Một khẩu phần 100g giăm bông đã qua xử lý có tới 890 mcg nitrat.
  • Thịt xông khói: thịt xông khói có tới 380 mcg nitrat trong 100g trọng lượng. Nó cũng có hàm lượng nitrit cao đáng kinh ngạc. Nitrat và nitrit có xu hướng phổ biến trong sản xuất thịt xông khói, nhưng một số thương hiệu dán nhãn bao bì của họ là thịt không có nitrit. Tuy nhiên, thịt xông khói không chứa nitrit đã in trên bao bì khi được kiểm tra là có lượng nitrat gần gấp đôi, lên tới 680 mcg trên 100g.
  • Thịt đông lạnh: thực phẩm đông lạnh là một nguồn nitrat có hại chính khác. Trung bình thịt đông lạnh đã qua xử lý có tới 500 mcg nitrat trong 100g thịt, trong khi thịt nguội chưa nấu chín có khoảng 300 mcg trong cùng một lượng thịt.
  • Hot Dogs: Xúc xích là một trong những nguồn thịt được chế biến nhiều nhất trên thị trường. Xúc xích trung bình chứa khoảng 50 mcg nitrat trên 100g thịt, mang theo khoảng 9 mg nitrit.

XEM THÊM: 10 loại thực phẩm tốt nhất để tăng oxit nitric

1.2. Nitrat trong thực phẩm lành mạnh

Nitrat có thể được chuyển đổi thành oxit nitric lành mạnh, thực tế bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn nitrat mà thay vào đó, hãy ăn các nguồn nitrat tự nhiên, nơi hợp chất này được tìm thấy cùng với các chất chống oxy hóa và vitamin khác. 4 loại thực phẩm này rất giàu nitrat tự nhiên:

  • Rau bina: Rau bina không chỉ là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho món salad mà còn là một nguồn cung cấp nitrat tự nhiên tuyệt vời. Một khẩu phần 100g rau bina tươi chứa từ 24 đến 387 mg nitrat. Số lượng này rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt.
  • Cải thìa: Ngoài họ bắp cải, cải ngọt là loại có hàm lượng nitrat cao nhất. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển của nó, cải ngọt có thể chứa từ 103 đến 309 mg nitrat trong 100g rau.
  • Xà lách: Mặc dù xà lách ít được biết đến là giàu chất dinh dưỡng, nhưng nó lại chứa một lượng đáng kể nitrat tự nhiên. Nó chứa từ 13 đến 267 mg nitrat trên 100g khẩu phần.
  • Cà rốt: Các loại rau ăn lá không phải là nguồn nitrat tự nhiên duy nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm thay thế cao hơn một chút thì cà rốt là một lựa chọn rất tốt và nó chứa từ 92 đến 195 mg nitrat trên 100g.

Rau bina là một trong thực phẩm có chứa nitrat lành mạnh
Rau bina là một trong thực phẩm có chứa nitrat lành mạnh

2. Tại sao bạn nên tránh dùng nitrat?

Nitrat là một tập hợp các hợp chất liên quan đến các phân tử nitơ và oxy. Nitrat là một hóa chất vô cơ, hòa tan trong nước. Cơ thể bạn tạo ra khoảng 62 miligam (mg) nitrit mỗi ngày, nhưng phần lớn nitrat đến từ chế độ ăn uống của bạn. Trung bình một người sống ở Hoa Kỳ tiêu thụ 75 đến 100 mg nitrat mỗi ngày. Nitrat thường được kết hợp với các loại thịt đã qua xử lý, nhưng các loại rau lá xanh thực sự lại giàu nitrat hơn nhiều.

Các nghiên cứu khác cho biết, nitrat được tìm thấy trong rau thực sự có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Khi ăn thực phẩm giàu nitrat tự nhiên có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe mãn tính. Trong khi đó ăn thực phẩm có nhiều nitrat bổ sung có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe.

Sự liên kết của nitrat với các loại thịt đã qua xử lý khiến một số người lo lắng về tác dụng gây ung thư của chúng. Nitrat không bị axit dạ dày phân hủy. Thay vào đó, hệ vi sinh vật đường ruột của bạn có thể phân hủy nitrat thành nitrit và gây ra các biến chứng về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư. Một số vấn đề sức khỏe khi tiêu thụ nitrat bổ sung bao gồm:

  • Methemoglobin huyết ở trẻ sơ sinh (hội chứng em bé xanh dương)
  • Tăng nguy cơ ung thư
  • Các biến chứng khi mang thai

Vì vậy, hãy bổ sung nitrat bằng những thực phẩm tự nhiên từ rau củ quả. Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều nitrat bổ sung như thịt đông lạnh, thịt xông khói, giăm bông,… Bởi vì nitrat chức trong những loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính, và thậm chí là ung thư.

Close
Social profiles