Pantocid 40mg là thuốc gì?

Pantocid 40mg là thuốc gì?

Pantocid 40mg chứa hoạt chất chính là Pantoprazol, dùng cho trường hợp loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày thực quản và các tình trạng tăng tiết bệnh lý khác. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, hàm lượng 40mg.

1. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Pantocid 40mg

Thuốc Pantocid IV 40 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Thuốc Pantocid 40 mg chống chỉ định trong các trường hợp dị ứng, quá mẫn với Pantoprazol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2. Cách dùng thuốc Pantocid IV 40mg

Cách dùng thuốc Pantocid IV 40mg:

  • Pha lọ thuốc Pantocid 40mg với 10ml dung dịch NaCl 0,9%. Hỗn hợp này phải sử dụng trong vòng 12 giờ, có thể tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc hoà loãng với 100ml dịch truyền.
  • Dịch truyền có thể là NaCl 0,9%, Ringer lactat hoặc Dextrose 5%. Dung dịch sau khi hoà loãng có thể có kết tủa, tuy không làm thay đổi chất lượng thuốc nhưng phải truyền qua bộ lọc của dây truyền, truyền riêng rẽ với dung dịch tiêm khác.

Liều dùng thuốc Pantocid:

  • Thuốc Pantocid 40mg tiêm trực tiếp tĩnh mạch chậm ít nhất trên 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch khi bệnh nặng, chủ yếu trong loét dạ dày, tá tràng đang chảy máu. Dùng thuốc Pantocid 40mg chỉ khi không thích hợp dùng đường uống. Theo nghiên cứu chỉ nên sử dụng đường tĩnh mạch trong tối đa 7 ngày. Ngừng điều trị bằng Pantocid IV 40mg ngay khi có thể điều trị bằng đường uống.
  • Loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: Liều tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lọ 40mg, tiêm trực tiếp trong thời gian ít nhất 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 15 phút.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Do chưa xác định được đầy đủ tính an toàn của Pantoprazol nên thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.
  • Bệnh nhân suy gan nặng: Không được vượt quá liều 20mg/ngày (tức là nửa lọc thuốc Pantocid 40mg).
  • Bệnh nhân suy thận, người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Pantocid IV 40mg

Pantoprazol thường dung nạp tốt cả khi điều trị. Khi sử dụng thuốc Pantocid 40 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu. Viêm tĩnh mạch huyết khối vị trí tiêm. Hiếm gặp: khó chịu, phù ngoại vi, sốc phản vệ.
  • Thần kinh: Ù tai, nhầm lẫn, ảo giác, ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức chế.
  • Da: Ban da, mày đay, ngứa, phù mạch. Hiếm gặp hơn là viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, ỉa chảy. Tăng men gan, Bilirubin tăng.
  • Máu: Có thể gặp tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.
  • Một số tác dụng phụ khác: Tăng triglycerid, bất lực ở nam giới, giảm natri máu.

4. Thận trọng khi sử dụng

Trước khi dùng Pantoprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, cần loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày hoặc thực quản vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm trì hoãn chẩn đoán ung thư. Khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào chẳng hạn như sụt cân, nôn nhiều lần, khó nuốt, nôn ra máu, thiếu máu nên loại trừ bệnh ác tính. Nếu các triệu chứng vẫn còn mặc dù đã điều trị đầy đủ, cần thăm khám thêm để loại trừ bệnh lý ác tính.

Thuốc Pantocid là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc làm giảm tính axit dạ dày nên có thể làm tăng số lượng vi khuẩn trong đường tiêu hoá, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá do vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter.

Suy gan nặng cần giảm liều thuốc Pantocid hoặc dùng cách ngày. Liều tiêm tĩnh mạch tối đa là 20mg/ngày hoặc 40mg cách 1 ngày dùng 1 lần. Cần theo dõi men gan trong quá trình dùng thuốc, nếu men tăng cần ngừng điều trị.

Bệnh nhân suy thận không có sự thay đổi về dược động học của thuốc. Không khuyến cáo điều chỉnh liều ở người suy giảm chức năng thận, tuy nhiên nên dùng đến liều tối đa là 40mg.

Tác dụng không mong muốn của thuốc như chóng mặt, rối loạn thị giác có thể xảy ra. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy móc.

Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ của việc dùng thuốc ở phụ nữ mang thai nên chỉ dùng khi thật cần thiết. Pantoprazol có thể bài tiết vào sữa mẹ, có thể cân nhắc ngừng cho trẻ bú hoặc ngừng thuốc ở mẹ.

5. Tương tác thuốc

Pantoprazol được chuyển hóa qua gan nhờ hệ thống enzym cytochrom P450. Không loại trừ thuốc Pantocid có thể tương tác với chất khác cũng được chuyển hóa qua chính hệ thống enzym này. Tuy nhiên, các nghiên cứu không thấy tương tác nào có ý nghĩa lâm sàng giữa Pantoprazol với các thuốc như Carbamazepin, Diazepam, Phenytoin, Piroxicam, Theophylin, Diclofenac, Digoxin, Ethanol, Cafein, Glibenclamid, Metoprolol, Naproxen, Nifedipin hay thuốc tránh thai chứa Levonorgestrel và Ethinyl oestradiol.

Các nghiên cứu tương tác cũng đã được thực hiện khi sử dụng đồng thời Pantoprazol với các kháng sinh tương ứng (Clarithromycin, Metronidazole, Amoxicillin). Không tìm thấy tương tác có liên quan về mặt lâm sàng.

Tương tự như các thuốc ức chế bơm proton khác, Pantocid có thể làm giảm hấp thu thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày như Itraconazol, Ketoconazol.

Mặc dù không có tương tác thuốc khi dùng đồng thời Warfarin hoặc Phenprocoumon quan sát thấy trong các nghiên cứu dược động học lâm sàng. Cá biệt có trường hợp có sự thay đổi của INR đã được báo cáo. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống đông Coumarin (ví dụ như Phenprocoumon hoặc Warfarin), nên theo dõi thời gian prothrombin/INR khi bắt đầu, chấm dứt hoặc trong khi sử dụng thuốc Pantoprazol không thường xuyên.

Dùng đồng thời Methotrexate liều cao (ví dụ 300 mg) và thuốc PPI đã được báo cáo có thể làm tăng nồng độ Methotrexate ở một số bệnh nhân. Do đó, khi dùng liều cao Methotrexate ở một số bệnh nhân như ung thư và bệnh vảy nến, có thể cần cân nhắc ngừng tạm thời Pantoprazole.

Tóm lại, Pantocid 40mg được chỉ định trong trường hợp loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày thực quản và các tình trạng tăng tiết bệnh lý khác. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Close
Social profiles