Eska Folvit có tác dụng gì?

Eska Folvit có tác dụng gì?

Thuốc Eska Folvit là viên đa vitamin cung cấp cho phụ nữ những chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn thụ thai, trong thai kỳ và khi cho con bú. Vậy Eska Folvit có tác dụng gì?

1. Eska Folvit là thuốc gì?

Eska Folvit là viên chứa các loại vitamin tổng hợp để điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, phòng ngừa thiếu sắt cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em trong độ tuổi phát triển. Thành phần của Eskafolvit bao gồm:

  • Sắt Sulfat khan 150mg.
  • Acid Folic 0.5mg.
  • Acid Ascorbic 50mg.
  • Thiamin Mononitrate 2mg.
  • Riboflavin 2mg.
  • Pyridoxine Hydrochloride 1mg.
  • Nicotinamide 10mg.

2. Công dụng của Eska Folvit

Sắt Eska Folvit được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Điều trị cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
  • Điều trị dự phòng thiếu sắt và thiếu acid folic cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

3. Chống chỉ định của sắt Eska Folvit

Eskafolvit chống chỉ định đối với các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính.

4. Cách dùng của Eska Folvit

  • Thuốc Eska Folvit được khuyến nghị dùng 1 viên x 1 lần/ngày và được dùng bằng đường uống. Nên dùng thuốc vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng.
  • Eskafolvit không thích hợp để dùng cho trẻ em.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Eska Folvit

Trước khi dùng thuốc, cần xác định rõ nguyên nhân gây thiếu máu.

  • Acid folic có thể làm che dấu tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
  • Phụ nữ có thai: chỉ sử dụng thuốc khi đã cân nhắc về lợi ích và nguy cơ do thuốc mang lại.
  • Phụ nữ đang cho con bú: tham khảo ý kiến bác sĩ.

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Eska Folvit

Sau khi dùng acid folic bằng đường uống tình trạng có thể xảy ra dị ứng, mẫn cảm.

Các chế phẩm chứa sắt dùng đường uống như sắt Eska Folvit có thể gây rối loạn tiêu hoá, táo bón, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, đôi khi dẫn đến sự nén chặt phân. Để hạn chế tác dụng phụ này, người dùng nên:

  • Uống thuốc sau ăn, để tránh kích thích đường tiêu hóa, dễ gây đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn.
  • Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày, tập luyện thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón.

Close
Social profiles