Đặc điểm của thuốc Partamol 500 mg

Đặc điểm của thuốc Partamol 500 mg

Partamol 500 có thành phần chính là Paracetamol được dùng trong điều trị hạ sốt, giảm đau cho những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng của thuốc Partamol 500 trong bài viết dưới đây.

1. Partamol 500 là thuốc gì?

Thuốc Partamol 500 mgthuốc giảm đau, hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol.

2. Thuốc partamol 500 có tác dụng gì?

Thuốc Partamol 500 được chỉ định dùng trong hạ sốt và giảm đau cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị chống chỉ định hay không dung nạp Salicylate. Thuốc có hiệu quả giảm đau tốt trên những cơn đau nhẹ không có nguồn gốc nội tạng.

3. Cách dùng thuốc Partamol 500 mg

Cách dùng: thuốc dùng đường uống.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em >12 tuổi: 500 – 1000 mg cách mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết tối đa 4g/ngày.
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: 250 – 500 mg mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4g/ngày.

Không được tự ý dùng thuốc để giảm đau trên 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.

Không được tự ý dùng thuốc để hạ sốt với trường hợp sốt trên 39,5oC, sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát.

4. Làm gì khi dùng thuốc Paracetamol 500 mg quá liều?

Khi bị ngộ độc paracetamol, giải độc bằng Acetylcysteine đường uống, liều khởi đầu là 140 mg/kg, tiếp theo là liều duy trì 70 mg/kg sau mỗi 4 giờ x 17 liều.

Nếu bệnh nhân vẫn không thể uống, Acetylcysteine có thể được đưa qua ống thông vào tá tràng.

Nếu ngộ độc vừa mới xảy ra, dùng than hoạt tính sớm nhất có thể (tốt nhất trong vòng 1 giờ sau khi ngộ độc).

5. Tác dụng phụ của thuốc Partamol 500mg

Khi sử dụng thuốc Partamol 500, bạn có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc như nổi ban da, buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu, thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng thuốc dài ngày.

6. Chống chỉ định của thuốc Partamol 500mg

Thuốc Partamol 500 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc

  • Một số trường hợp dùng Paracetamol có thể có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, phản ứng mẫn cảm khác có thể ít khi xảy ra.
  • Giảm tiểu cầu, bạch cầu và toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng các liều lớn kéo dài.
  • Người bị phenylceton–niệu (thiếu hụt gen xác định tình trạng của phenylalanine hydroxylase) và người phải hạn chế lượng phenylalanine đưa vào cơ thể phải được cảnh báo một số thuốc giảm đau paracetamol có chứa aspartame, sẽ chuyển hoá thành phenylalanine sau khi uống.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh thiếu máu vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
  • Do uống nhiều rượu có thể tăng độc tính trên gan của Paracetamol nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc.
  • Dùng thận trọng với người bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.
  • Lưu ý các dấu hiệu của phản ứng trên da do dùng thuốc như hội chứng Stevens–Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay hội chứng Lyell, ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
  • Thời kỳ mang thai: Paracetamol là thuốc giảm đau thường được lựa chọn dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dùng Paracetamol vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây ra vấn đề thở khò khè dai dẳng của trẻ sơ sinh. Không nên dùng thuốc quá thường xuyên đối với phụ nữ mang thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Chưa thấy có tác dụng phụ của thuốc xảy ra trên trẻ bú mẹ khi người mẹ đang dùng Paracetamol. Lượng thuốc đi vào sữa mẹ rất ít, không ảnh hưởng đến trẻ.

Close
Social profiles