Công dụng thuốc Tesafu

Công dụng thuốc Tesafu

Thuốc Tesafu được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Rupatadin. Thuốc được sử dụng trong điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng,… Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Công dụng của thuốc Tesafu

Thuốc Tesafu có thành phần chính là Rupatadin (dạng Rupatadin fumarat) hàm lượng 10mg. Rupatadin có tác dụng kép: Kháng thụ thể H1 và kháng PAF, kết hợp với khả năng chống viêm nên có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng và nổi mề đay. Tesafu thuốc không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng tới lái xe, không gây độc trên tim, an toàn khi sử dụng trên 6 tháng.

Chỉ định sử dụng thuốc Tesafu:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tesafu:

  • Người có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc;
  • Trẻ em dưới 12 tuổi (không dùng dạng bào chế này mà dùng dạng dung dịch uống).

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Tesafu

Cách dùng: Đường uống, nên uống trong bữa ăn hoặc lúc đói đều được.

Liều dùng: Với người trên 12 tuổi, dùng liều 1 viên/lần/ngày. Nếu có bệnh mạn tính yêu cầu dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch hoặc dị ứng, người bệnh nên báo cho bác sĩ để được tư vấn, thay đổi liều dùng nếu cần thiết.

Quá liều: Khi sử dụng thuốc Tesafu, nếu dùng quá liều, các triệu chứng thường là biểu hiện nặng hơn của tác dụng phụ. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cũng xuất hiện nhiều biểu hiện lạ và nguy hiểm hơn. Theo đó, bạn không được chủ quan mà cần theo dõi sức khỏe sát sao, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì nên nhập viện ngay để được kiểm tra, xử trí sớm.

Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc Tesafu, người bệnh có thể bổ sung ngay khi nhớ ra (nếu quá giờ sử dụng 1 – 2 giờ). Nếu đã quên liều quá lâu, gần với liều kế tiếp thì bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên, uống đúng liều sau đó như kế hoạch.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tesafu

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Tesafu là: Mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ,… Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như buồn nôn, đau bụng, nôn ói hoặc biểu hiện trên hệ thần kinh và da thì người bệnh nên dừng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn thích hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tesafu

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Tesafu:

  • Không nên uống thuốc Tesafu cùng với nước ép bưởi;
  • Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc Tesafu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Với những tháng sau đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc;
  • Phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc Tesafu, nếu cần dùng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ;
  • Trong quá trình điều trị với thuốc Tesafu, người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc;
  • Trong thời gian điều trị với thuốc Tesafu, người bệnh nên hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích;
  • Nếu thuốc hết hạn sử dụng hoặc có những biểu hiện lạ như mốc, chảy nước, đổi màu thuốc,… thì không nên dùng thuốc.

5. Tương tác thuốc Tesafu

Không nên dùng thuốc Tesafu đồng thời với ketoconazole, erythromycin, nước ép bưởi, vì sẽ làm tăng mức độ hấp thu toàn cơ thể của Rupatadine. Trong thời gian sử dụng thuốc Tesafu, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, nước có ga. Đồng thời, bệnh nhân nên liệt kê các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn, tránh nguy cơ tương tác thuốc.

Thuốc Tesafu được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Rupatadin. Thuốc được sử dụng trong điều trị mề đay, viêm mũi dị ứng,… Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Close
Social profiles