Công dụng thuốc Solufemo

Công dụng thuốc Solufemo

Thuốc Solufemo thuộc nhóm thuốc không kê đơn thuộc nhóm vitamin và khoáng chất với thành phần chính chứa sắt dưới dạng Sắt (III) Hydroxid Polymaltose Complex. Thuốc Solufemo được dùng trong điều trị và dự phòng cho người thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Thuốc Solufemo là thuốc gì?

Solufemo thuốc biệt dược được khuyến cáo dùng để điều trị và dự phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc người cần bổ sung sắt. Thuốc thường được chỉ định dùng cho các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu như: bà bầu mang thai, phụ nữ sau sinh cho con bú, người trước và sau phẫu thuật, người bệnh cần phục hồi sức khỏe,… Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (Hataphar).

Thuốc Solufemo được bào chế dưới dạng dung dịch trong ống nhựa 5ml. Thuốc có thành phần chính: Sắt (III) Hydroxid Polymaltose Complex 100mg và các phụ dược khác: Natri citrat, natri benzoat, acid citric, sucralose, aspartame, natri benzoat, nipagin, glycerin, nước tinh khiết, đường trắng, nipasol, ethanol 96°.

2. Tác dụng và chỉ định của thuốc Solufemo

Thuốc Solufemo có thành phần chính là Sắt (III) Hydroxid Polymaltose Complex, đây là thành phần chính quan trọng trong cấu trúc nên Hemoglobin. Vì vậy, sắt được dùng để điều trị tình trạng hồng cầu tạo bất thường do cơ thể bị thiếu sắt gây ra.

Sắt (III) Hydroxid Polymaltose là phức hợp của đại phân tử Oxit sắt. Sắt dạng này có khả năng hòa tan tốt trong nước và bền vững với các điều kiện sinh lý học khác. Đặc biệt khi sắt ở dạng này được gắn kết tương tự giống như cấu trúc của Ferritin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể.

Do đặc sắt (III) Hydroxid Polymaltose Complex có tính hóa học và dược động học bền vững. Vì vậy, dược chất này có tác dụng thay thế sắt qua đường uống hiệu quả hơn.

2.1. Chỉ định

Thuốc Solufemo được chỉ định dùng để điều trị và dự phòng cho các trường hợp sau:

  • Người bệnh thiếu máu nguyên nhân do thiếu sắt, cần được bổ sung thêm thành phần sắt từ bên ngoài.
  • Người có nhu cầu tạo máu cao, cụ thể là bà bầu đang mang thai hoặc sau sinh đang cho con bú sữa mẹ, người bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, người bệnh trong giai đoạn phục hồi, người sau mổ bị mất máu.

2.2. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Solufemo cho các trường hợp:

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Solufemo

3.1. Cách sử dụng

Người bệnh cần đọc kỹ thông tin cách dùng trong tờ hướng dẫn đi kèm. Theo đó, người bệnh cần dùng uống trực tiếp, chỉ mở cắt nắp ống trước khi sử dụng. Cần chú ý, uống trực tiếp không cần pha chung với nước.

Thời điểm uống thuốc là trong hoặc ngay sau bữa ăn để cơ thể hấp thu thuốc tối ưu và hiệu quả được phát huy tốt nhất.

3.2.Liều dùng

Liều dùng tùy thuộc vào tình trạng thiếu sắt và nhu cầu bổ sung của mỗi người, nên liều lượng có thể khác nhau. Vậy nên, trước khi dùng, người bệnh hãy hỏi bác sĩ để được kê đơn phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo liều lượng thuốc dưới đây:

  • Điều trị thiếu máu do thiếu sắt: 2 – 4 ống/ngày ( tương ứng với 100 – 200mg/ ngày)
  • Phòng chống thiếu sắt ở người có nguy cơ thiếu máu cao: 2 ống/ngày (tương ứng khoảng 100mg/ngày). Trong trường hợp cao hơn có thể tăng liều khi có chỉ định, chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc Solufemo, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và nồng độ sắt thường xuyên để đánh giá khả năng đáp ứng thuốc và có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp nếu cần thiết. Thuốc Solufemo chỉ được dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, liều lượng dùng có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của từng trường hợp.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Solufemo

Cũng giống như các loại thuốc khác, khi sử dụng thuốc Solufemo người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng không mong muốn với tần suất như sau:

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đều nhẹ và có thể sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng hoặc cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì hãy thông báo cho bác sĩ về các biểu hiện để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp hoặc thay thế phương pháp khác nếu cần thiết.

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người dùng cần tránh sử dụng chung thuốc Solufemo với một số thuốc sau đây:

  • Methyldopa, kháng sinh nhóm Quinolon: Làm giảm khả năng hấp thu của 2 loại thuốc này nếu dùng đồng thời.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Uống kết hợp sẽ làm cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể và tăng đào thải sắt ra ngoài.
  • Tetracycline, thuốc kháng acid: Làm giảm tác dụng của thuốc.

Để tránh trường hợp tương tác thuốc,người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ thông tin các sản phẩm thuốc hoặc các chế phẩm chứa thuốc đang sử dụng hoặc mong muốn sử dụng để được tư vấn tốt nhất.

6. Lưu ý khi dùng thuốc Solufemo

Trước và trong khi dùng thuốc Solufemo người dùng cần lưu ý một số điều sau:

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện nay chưa có nghiên cứu trên lâm sàng về việc sử dụng thuốc với phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng đặc biệt, nhu cầu bổ sung sắt rất cao. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được chỉ định liều lượng và cách dùng phù hợp.

Người tham gia lao động, lái xe và vận hành máy móc: Đến nay, vẫn chưa ghi nhận bất cứ báo cáo nào về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lao động, lái xe và sử dụng máy móc khi dùng thuốc. Do đó, với trường hợp này người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc Solufemo.

Một số lưu ý khác:

  • Chỉ uống thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm và hướng dẫn kèm theo.
  • Khuyến cáo không uống thuốc khi đang nằm hoặc lúc đi ngủ.
  • Với các trường hợp suy gan hoặc suy thận cần thận trọng.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.

7. Xử lý quá liều hoặc quên liều

Trường hợp quá liều và quên liều cần xử lý như sau:

  • Quên liều: Người bệnh cần uống bù ngay khi nhớ ra, nhưng nếu thời gian nhớ ra quá gần với thời gian uống liều kế tiếp thì bỏ qua liều quên và uống liều sau như bình thường. Không bổ sung bằng cách uống gấp đôi liều cho 1 lần sử dụng.
  • Quá liều: Thông thường khả năng ngộ độc khi uống quá liều hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu uống vượt liều cao so với nhu cầu khôi phục Hemoglobin và khả năng dự trữ sắt của cơ thể, có thể dẫn đến gây nhiễm Hemosiderin. Trong trường hợp nồng độ sắt trong huyết thanh vượt quá 300mcg/ml và xuất hiện các triệu chứng: đau thượng vị, da xanh xao, xanh tím, buồn nôn, buồn ngủ, thậm chí hôn mê, chức năng gan thận suy giảm, người bệnh hãy gọi cấp cứu ngay để được giải độc kịp thời bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và các giải pháp khác.

Tóm lại, thuốc Solufemo thuộc nhóm thuốc không kê đơn thuộc nhóm vitamin và khoáng chất với thành phần chính chứa sắt dưới dạng Sắt (III) Hydroxid Polymaltose Complex. Thuốc Solufemo được dùng trong điều trị và dự phòng cho người thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Close
Social profiles