Công dụng thuốc Ocebiso

Công dụng thuốc Ocebiso

Sulfamethoxazole là hoạt chất tan trong lipid mạnh và có thể tích phân bố nhỏ hơn trimethoprim, khi phối hợp Trimethoprim với Sulfamethoxazol theo tỉ lệ 1:5 thì sẽ đạt được nồng độ thuốc trong huyết tương là 1 : 20 – tỉ lệ tối ưu cho tác dụng của thuốc Ocebiso.

1. Thuốc Ocebiso là thuốc gì?

Thuốc Ocebiso có thành phần Sulfamethoxazol 400mg; Trimethoprim 80mg và tá dược vừa đủ. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa Dược Việt Nam, thuốc Ocebiso lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký là VD-29338-18. Dạng bào chế của thuốc Ocebiso là dạng viên nén phân tán.

Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp với trimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin, 2 thuốc này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 trimethoprim và 5 sulfamethoxazol tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường, làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tỉ lệ kháng thuốc.

Sulfamethoxazole là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưa khí gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophila, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae… Các vi khuẩn kháng Sulfamethoxazole là: Enterococcus, Campylobacter và các vi khuẩn kỵ khí.

Cơ chế tác dụng của thuốc: Sulfamethoxazol nhờ vào cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA), từ đó cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với dihydropteroate synthetase (ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn).

Sulfamethoxazole là hoạt chất hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng cao, đạt nồng độ trong huyết xấp xỉ đường tiêm tĩnh mạch, phân bố rộng rãi vào các mô và dịch cơ thể cả dịch não tủy, chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn và dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải của thuốc Ocebiso 9 – 11 giờ ở người bình thường và kéo dài hơn ở bệnh nhân suy thận.

2. Thuốc Ocebiso có tác dụng gì?

Thuốc Ocebiso được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm;
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục;
  • Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa;
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.

3. Chống chỉ định của thuốc Ocebiso

Đối tượng nào không được dùng thuốc Ocebiso?

  • Suy gan, suy thận nặng;
  • Thiếu máu hồng cầu to;
  • Người mang thai;
  • Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non
  • Người mẫn cảm với thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Ocebiso

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau, do đó các đường dùng thuốc thông thường sẽ được phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Ocebiso trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Thuốc Ocebiso dùng theo đường uống, trước – sau khi ăn đều được. Liều lượng sử dụng thuốc Ocebiso như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sử dụng thuốc Ocebiso trong 10 ngày, uống mỗi lần 1-2 viên thuốc Ocebiso 480mg, ngày 2 lần.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: điều trị thuốc Ocebiso trong 10 ngày, uống mỗi lần 1-2 viên thuốc Ocebiso 480mg, ngày 2-3 lần.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, lỵ trực khuẩn: điều trị thuốc Ocebiso trong 5 ngày, uống mỗi lần 1-2 viên 480mg, ngày 2 lần.

5. Lưu ý trước khi dùng thuốc Ocebiso

  • Người bệnh suy thận, tuổi cao điều trị kéo dài thuốc Ocebiso với liều cao cần theo dõi nguy cơ tác dụng có hại lên chuyển hoá acid folic và máu của bệnh nhân.
  • Lưu ý trong thời kỳ mang thai: thuốc Ocebiso sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi…) ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu, vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc Ocebiso đối với phụ nữ có thai. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc Ocebiso, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
  • Lưu ý trong thời kỳ cho con bú: thuốc Ocebiso có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ, vì vậy tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc Ocebiso trong thời kỳ cho con bú.

6. Tác dụng phụ của thuốc Ocebiso

Các tác dụng phụ của Thuốc Ocebiso:

  • Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi…;
  • Thận: viêm thận kẽ, suy thận, sỏi thận;
  • Da: ban da, mụn phỏng, mày đay, ngứa, hội chứng Stevens – Johnson và Lyell;
  • Máu: thiếu máu hồng cầu to do thiếu folic, thiếu máu tan máu, giảm huyết cầu…

Các tác dụng không mong muốn khác của thuốc Ocebiso: vàng da ứ mật, tăng K+ huyết, ù tai, ảo giác. Tiêm tĩnh mạch thuốc Ocebiso có thể gây viêm tĩnh mạch, tổn thương mô.

7. Tương tác thuốc của thuốc Ocebiso

  • Khi sử dụng thuốc Ocebiso cùng một lúc, hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng:
  • Nguy cơ ngộ độc thận tăng khi sử dụng thuốc Ocebiso đồng thời với ciclosporin.
  • Các chất đối kháng folat như methotrexat, pyrimethamin… khi sử dụng đồng thời với sulfamethoxazol trong thuốc Ocebiso có thể làm tăng tỷ lệ bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.

Thuốc Ocebiso có thành phần Sulfamethoxazol 400mg; Trimethoprim 80mg và tá dược vừa đủ. Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Close
Social profiles