Công dụng thuốc Meyerzem SR

Công dụng thuốc Meyerzem SR

Betamethasone và Dexclorpheniramin là những hoạt chất có tác dụng chống dị ứng rất tốt. Sự phối hợp 2 hoạt chất trên có trong thuốc Meyerzem SR. Vậy thuốc Meyerzem công dụng như thế nào?

1. Thuốc Meyerzem SR là gì?

Meyerzem SR là một thuốc điều trị dị ứng và được dùng trong các trường hợp quá mẫn. Meyerzem SR bào chế dạng Siro uống với thành phần bao gồm Dexclorpheniramin maleat 2mg và Betamethasone 0.25mg/5ml. Thuốc Meyerzem SR được sản xuất bởi Công ty liên doanh Meyer-BPC (Việt Nam).

2. Thuốc Meyerzem công dụng là gì?

Meyerzem SR được chỉ định trong các trường hợp sau:

Mặt khác, thuốc Meyerzem SR không được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng hay quá mẫn với Betamethasone, Dexclorpheniramin hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc Meyerzem SR
  • Trẻ dưới 6 tuổi;
  • Người đang điều trị với thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO);
  • Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân;
  • Loét dạ dày, tá tràng;
  • Tăng nhãn áp góc hẹp;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tắc cổ bàng.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Meyerzem SR

Meyerzem SR cần sử dụng 2-3 lần/ngày với liều lượng như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 5ml Siro Meyerzem SR (một thìa cà phê), tối đa 30ml/ngày;
  • Trẻ em 6-12 tuổi: Mỗi lần uống 2.5ml siro Meyerzem SR (nửa thìa cà phê), tối đa 15ml/ngày;
  • Trẻ em 2-6 tuổi: Mỗi lần uống 1.25ml siro Meyerzem SR (1⁄4 thìa cà phê), tối đa không quá 7.5ml mỗi ngày.

Một số lưu ý về liều dùng của thuốc Meyerzem SR:

  • Liều lượng Meyerzem SR cho trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng dị ứng và khả năng đáp ứng của trẻ thay vì chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như tuổi tác, cân nặng hoặc diện tích cơ thể;
  • Các triệu chứng bất lợi trên đường tiêu hóa của Meyerzem SR có thể kiểm soát nếu dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa;
  • Liều lượng Meyerzem SR phụ thuộc vào sự đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân cụ thể. Khi đã đạt hiệu quả điều trị mong muốn, thuốc Meyerzem SR cần được giảm liều theo từng nấc nhỏ cho đến liều thấp nhất mà vẫn duy trì được đáp ứng lâm sàng. Đồng thời bệnh nhân cần ngừng thuốc Meyerzem SR càng sớm càng tốt;
  • Khi sử dụng kéo dài, Betamethason cần được giảm liều dần dần từng bước.

Quá liều Meyerzem SR và cách xử trí:

  • Quá liều Betamethasone:
    • Một liều đơn corticosteroid quá liều thường không dẫn đến các triệu chứng cấp tính. Tác dụng do tăng Corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp;
    • Các triệu chứng toàn thân do quá liều Betamethasone trường diễn bao gồm giữ muối và nước, tăng cảm giác thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng đường huyết, ức chế tái tạo mô, nhạy cảm với nhiễm khuẩn, suy thượng thận, cường vỏ thượng thận, rối loạn tâm thần kinh, yếu cơ;
    • Những trường hợp quá liều Betamethasone cấp cần được theo dõi điện giải đồ máu và nước tiểu, đặc biệt chú ý nồng độ natri và kali. Những trường hợp nhiễm độc mãn cần ngừng Betamethasone từ từ;
  • Quá liều Dexclorpheniramin maleat:
    • Dấu hiệu quá liều của Dexclorpheniramin maleat bao gồm trầm cảm hoặc kích thích thần kinh trung ương (đặc biệt hay xảy ra ở trẻ em), chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, hạ huyết áp;
    • Điều trị ngộ độc Dexclorpheniramin chủ yếu là điều trị triệu chứng.

4. Tương tác thuốc của Meyerzem SR

  • Paracetamol: Betamethasone có khả năng cảm ứng các enzym gan, do đó kích thích tạo thành chất chuyển hóa của paracetamol gây độc cho gan. Do đó, Meyerzem SR tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu sử dụng cùng với Paracetamol liều cao hoặc trường diễn;
  • Các thuốc uống điều trị đái tháo đường hoặc insulin: Glucocorticoid như Betamethasone làm tăng nồng độ glucose máu, đòi hỏi phải điều chỉnh liều của Meyerzem SR hoặc thuốc điều trị đái tháo đường hoặc cả hai khi sử dụng đồng thời;
  • Glycosid digitalis: Dùng đồng thời với Betamethasone trong Meyerzem SR có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim, độc tính của digitalis kèm theo hạ kali huyết;
  • Phenobarbital, Phenytoin, Rifampicin hoặc Ephedrin: Các thuốc này làm tăng chuyển hóa Betamethasone, do đó làm giảm tác dụng điều trị của Meyerzem SR khi dùng đồng thời;
  • Kháng đông máu loại coumarin: Khi dùng đồng thời cùng Meyerzem SR có thể làm thay đổi tác dụng chống đông máu, do đó phải điều chỉnh liều khi cần thiết;
  • Kháng viêm không steroid hoặc rượu: Khi dùng phối hợp với Meyerzem SR có thể gây ra hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét tiêu hóa. Betamethasone làm tăng nồng độ salicylat trong máu, do đó phải thận trọng khi dùng chung với Aspirin.

Tương tác thuốc của Dexclorpheniramin maleat:

  • Thuốc ức chế mono-amino-oxydase (MAOI): Làm kéo dài và tăng tác dụng của các thuốc kháng histamin và có thể gây hạ huyết áp nặng;
  • Rượu, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Barbiturat hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Khi dùng chung Meyerzem SR sẽ làm tăng tác dụng an thần của Dexclorpheniramin maleat;
  • Thuốc chống đông: Tác dụng của thuốc chống đông đường uống bị ức chế bởi các thuốc kháng histamin như Dexclorpheniramin.

5. Tác dụng phụ của thuốc Meyerzem SR

Tác dụng phụ của Meyerzem SR sẽ bao gồm tác dụng phụ của Betamethasone và Dexclorpheniramin.

Tác dụng phụ của Betamethasone:

  • Hạ kali, giữ natri và nước;
  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế tăng trưởng thai nhi trong tử cung và trẻ nhỏ;
  • Giảm dung nạp glucose, bộc lộ bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc uống trị tiểu đường đường ở bệnh nhân đái tháo đường;
  • Yếu cơ, mất cơ, loãng xương;
  • Teo da và dưới da;
  • Áp xe vô khuẩn;
  • Thay đổi tâm trạng, trầm cảm, mất ngủ;

Tác dụng phụ của Dexclorpheniramin maleat:

  • Hay gặp nhất: Dexclorpheniramin gây buồn ngủ, đau đầu;
  • Khô miệng, khô mũi họng;
  • Hoa mắt;
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, táo bón/tiêu chảy.

6. Một số lưu ý khi dùng Meyerzem SR

  • Bệnh nhân cần điều trị bằng Corticosteroid như Betamethasone ở liều thấp nhất có hiệu quả, đồng thời khi giảm liều phải tiến hành từng bước một.
  • Thận trọng khi sử dụng Meyerzem SR ở bệnh nhân suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim mới, tăng huyết áp, đái tháo đường, động kinh, glaucoma, suy giáp, suy gan, loãng xương, loét dạ dày, loạn thần, suy thận.
  • Lao tiềm ẩn phải được theo dõi chặt chẽ và cần điều trị dự phòng nếu bệnh nhân sử dụng liệu pháp corticoid kéo dài.
  • Nguy cơ thủy đậu, và có thể cả nhiễm Herpes zoster nặng, tăng người bệnh không có khả năng đáp ứng miễn dịch khi dùng Corticosteroid toàn thân, do đó bệnh nhân cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh này.
  • Không được tiêm phòng vaccin sống cho người đang dùng liệu pháp corticoid như Meyerzem SR, điều này cần thực hiện đến ít nhất trong 3 tháng sau khi ngưng thuốc.
  • Bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao hạ huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ, táo bón kinh niên, phì đại tiền liệt tuyến cần thận trọng khi dùng Dexclorpheniramin;
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng có nguy cơ tích tụ thuốc Meyerzem SR trong cơ thể;
  • Cần hạn chế uống rượu và các chế phẩm chứa cồn trong thời gian điều trị bằng Meyerzem SR.
  • Sử dụng Meyerzem SR khi mang thai hoặc ở người có khả năng mang thai phải cân nhắc lợi ích và nguy cơ đối với người mẹ và phôi thai. Đã ghi nhận tình trạng giảm cân ở trẻ sơ sinh khi người mẹ đã sử dụng Corticosteroid dài hạn. Lưu ý trẻ sơ sinh mà mẹ đã sử dụng corticosteroid với liều lượng đáng kể trong thời gian mang thai phải được theo dõi cẩn thận về các triệu chứng thiểu năng tuyến thượng thận.
  • Meyerzem SR bài xuất vào sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ bú mẹ. Lợi ích điều trị cho bà mẹ phải được cân nhắc với những nguy hại cho trẻ nhỏ trước khi sử dụng thuốc Meyerzem SR.

Close
Social profiles