Công dụng thuốc Glotizin

Công dụng thuốc Glotizin

Thuốc Glotizin có thành phần chính là Cetirizin hydroclorid, chất kháng histamin H1 có tác dụng trong điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng, mày đay mạn tính, viêm kết mạc dị ứng…

1. Glotizin là thuốc gì?

Thuốc Glotizin 10mg có thành phần chính là Cetirizin hydroclorid 10mg và các tá dược khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được dùng để điều trị triệu chứng cho các biểu hiện dị ứng như:

>>> Xem thêm: Lưu ý khi dùng thuốc kháng Histamin H1 trong điều trị dị ứng

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Glotizin

Thuốc Glotizin 10mg cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc người bệnh có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

  • Trẻ em > 6 tuổi và người lớn: Uống liều thông thường – 1 viên Glotizin 10mg/lần;
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan: Không cần điều chỉnh liều, trừ trường hợp suy gan kết hợp suy thận vừa và nặng thì cần điều chỉnh liều dùng;
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận: Liều dùng sẽ được bác sĩ hiệu chỉnh theo độ đáp ứng của chức năng thận. Cụ thể:
    • Độ thanh thải creatinin Clcr ≥ 80ml/phút: Uống 1 viên/lần/ngày;
    • Độ thanh thải creatinin Clcr 50 – 79ml/phút: Uống liều như người bình thường;
    • Độ thanh thải creatinin Clcr 30 – 49ml/phút: Uống 5mg/lần/ngày;
    • Độ thanh thải creatinin Clcr 11 – 49ml/phút: Uống 5mg/lần/2 ngày;
    • Suy thận giai đoạn cuối hoặc phải thẩm tách (

Cách dùng: Dùng qua đường uống, trong hoặc ngoài bữa ăn với lượng nước vừa đủ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Glotizin

Trong một số trường hợp, thuốc Glotizin 10mg vẫn có thể gây ra một số tác dụng bất lợi như:

  • Thường gặp: Các rối loạn nhẹ đường tiêu hóa, chóng mặt, buồn ngủ (ngủ gà), khô miệng, mệt mỏi, buồn nôn;
  • Ít gặp: Đỏ bừng, tăng tiết nước bọt, chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu;
  • Hiếm gặp: Hạ huyết áp nặng, shock phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu.

Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên, người bệnh thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Glotizin

Trước khi dùng thuốc Glotizin trong điều trị, người dùng cần đặc biệt chú ý các lưu ý sau:

  • Không dùng thuốc cho người cần tập trung cao độ khi làm việc, lái xe hay vận hành máy móc;
  • Tránh dùng hoạt chất Cetirizine chung với rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác, vì có thể làm giảm độ tỉnh táo;
  • Cần giảm liều ở người lớn tuổi;
  • Cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.

Ngoài ra, chống chỉ định dùng thuốc Glotizin cho các trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với hydroxyzin;
  • Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
  • Trong công thức có chứa Lactose, do đó không dùng thuốc Glotizin cho bệnh nhân kém dung nạp Glucose-Galactose, không dung nạp Galactose di truyền, thiếu Enzyme Lactase;
  • Không dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai;
  • Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú vì cetirizine bài tiết qua sữa.

5. Tương tác thuốc Glotizin

Để tránh những tương tác ngoài ý muốn, không dùng thuốc Glotizin kết hợp với:

  • Thuốc giãn phế quản Theophylin 400mg: Loại thuốc này có thể làm giảm độ thanh thải của Cetirizin;
  • Rượu và các thuốc ức chế thần kinh: Tăng thêm tác dụng buồn ngủ, giảm tỉnh táo, gây nguy hiểm khi làm các công việc đòi hỏi sự tập trung.

Nhìn chung, thuốc Glotizin có ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Thuốc có giá thành rẻ, dạng viên nên dễ mang theo và thuận tiện sử dụng. Bên cạnh những ưu điểm, thuốc vẫn có một số hạn chế như: không được dùng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Close
Social profiles