Công dụng thuốc Copanlisib

Công dụng thuốc Copanlisib

Copanlisib là chất ức chế phosphatidylinositol-3 kinase – đây là một enzym kiểm soát các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào. Thuốc Copanlisib là thuốc được dùng để điều trị bệnh nhân trưởng thành bị u lympho nang tái phát và tiền sử điều trị ít nhất hai liệu pháp toàn thân trước đó.

1. Thuốc Copanlisib là thuốc gì?

Copanlisib là chất ức chế phosphatidylinositol-3 kinase – đây là một enzym kiểm soát các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào. Thuốc Copanlisib là thuốc được dùng để điều trị bệnh nhân trưởng thành bị u lympho nang tái phát tái phát và tiền sử điều trị ít nhất hai liệu pháp toàn thân trước đó.

Hiện nay, trên thị trường Copanlisib được cấp phép hoạt động dưới tên biệt dược là Aliqopa được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch.

2. Chỉ định dùng thuốc Copanlisib

Thuốc Copanlisib được dùng để điều trị cho bệnh nhân trưởng thành bị u lympho nang tái phát đã nhận ít nhất hai liệu pháp điều trị toàn thân trước đó.

3. Chống chỉ định thuốc Copanlisib

Thuốc Copanlisib chống chỉ định với những trường hợp người bệnh sau đây:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Copanlisib
  • Phụ nữ dự định có thai, đang có thai hoặc đang cho con bú; nam giới đang dự định có con.

4. Tác dụng phụ của thuốc Copanlisib

Thuốc Copanlisib có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Các tác dụng phụ của thuốc Copanlisib cụ thể như sau:

Nhiễm trùng, giảm bạch cầu trong máu:

Thuốc Copanlisib có thể gây ra nhiễm trùng đe dọa tính mạng của người bệnh, thường gặp nhất là viêm phổi. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở.

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay
  • Tránh đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu cảm cúm, sốt, ho.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ và thực hiện chăm sóc răng miệng
  • Giữ sạch tất cả vết cắt hoặc vết xước, không cắt lớp biểu bì hoặc móng tay mọc ngược

Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu, giảm tiểu cầu

Giảm số lượng tiểu cầu dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu, nếu số lượng tiểu cầu quá thấp người bệnh có thể được chỉ định truyền máu. Để giảm nguy cơ chảy máu người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau như:

  • Không sử dụng dao cạo râu có thể thay thế bằng dao cạo điện
  • Tránh các môn thể thao và các hoạt động mạnh có thể gây thương tích hoặc chảy máu
  • Không dùng các thuốc như aspirin, thuốc kháng viêm, vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây chảy máu.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để đánh răng, không dùng tăm xỉa răng.

Đường máu tăng cao

Thuốc Copanlisib có thể làm tăng lượng đường máu cao ở bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường máu ở những bệnh nhân tiểu đường khi được chỉ định sử dụng thuốc Copanlisib.

Tăng huyết áp

Thuốc Copanlisib có thể gây ra tăng huyết áp. Bệnh nhân cần được kiểm tra theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian điều trị. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình điều trị bạn có bất kì cơn đau đầu, thay đổi thị lực hoặc chóng mặt để có hướng xử trí kịp thời.

Tiêu chảy, mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi rất phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Người bệnh cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy lập thời gian để nghỉ ngơi và tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng hơn.

Buồn nôn, nôn mửa

Để giảm tác dụng phụ buồn nôn, nôn mửa của việc dùng thuốc Copanlisib bạn có thể tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể bị phát ban, ngứa, bong tróc da, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khô âm đạo, bốc hỏa ở nữ, sản xuất tinh trùng không đều hoặc ngừng sản xuất ở nam, giảm ham muốn tình dục.

4. Tương tác thuốc Copanlisib

Nồng độ thuốc Copanlisib trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thực phẩm và thuốc. Thuốc Copanlisib có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm như sau:

  • Bưởi, nước ép bưởi
  • Ketoconazole, itraconazole
  • Rosuvastatin: Khi sử dụng chung với thuốc Rosuvastatin sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Gestodene: Khi sử dụng chung với thuốc Gestodene sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Seproxetine: Khi sử dụng chung với thuốc Seproxetine sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Thalidomide: Khi sử dụng chung với thuốc Thalidomide sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể tăng.
  • Armodafinil: Khi sử dụng chung với thuốc Armodafinil sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể tăng.
  • Pentamidine: Khi sử dụng chung với thuốc Pentamidine sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Tegafur: Khi sử dụng chung với thuốc Tegafur sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Diltiazem: Khi sử dụng chung với thuốc Diltiazem sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Prasterone: Khi sử dụng chung với thuốc Prasterone sự trao đổi chất của thuốc Copanlisib có thể giảm.
  • Thuốc điều trị tiểu đường như metformin: Khi được kết hợp cùng thuốc Copanlisib sự bài tiết của thuốc metformin có thể bị giảm.

Người bệnh cần bảo quản thuốc Copanlisib ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng và tầm tay trẻ em.

Tóm lại, Copanlisib là chất ức chế phosphatidylinositol-3 kinase – đây là một enzym kiểm soát các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào. Thuốc Copanlisib là thuốc được dùng để điều trị bệnh nhân trưởng thành bị u lympho nang tái phát và tiền sử điều trị ít nhất hai liệu pháp toàn thân trước đó.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn tham khảo: .oncolink.org

Close
Social profiles