Công dụng thuốc Carflem

Công dụng thuốc Carflem

Thuốc Carflem 375mg là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cấp và mạn tính đường hô hấp trên và dưới kèm theo tăng tiết đàm nhầy. Để hiểu rõ hơn thuốc Carflem là thuốc gì? Công dụng thuốc Carflem là gì? Các tương tác có hại của thuốc Carflem 375mg? Cách uống thế nào là đúng? Những điểm gì cần quan tâm hay lưu ý khi dùng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Carflem 375mg.

1. Thuốc Carflem 375mg là thuốc gì?

Carflem có thành phần chính là Carbocisteine, thuộc nhóm thuốc đường hô hấp, được bào chế dưới dạng viên nang cứng hàm lượng 375mg, do công ty cổ phần Pymepharco sản xuất.

Thuốc Carflem 375 mg được các bác sĩ kê đơn chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị các rối loạn đường hô hấp đặc trưng bởi tiết chất nhầy như: viêm phế quản, hen phế quản, viêm mũi họng, tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD), khí phế thũng
  • Hỗ trợ điều trị trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

2. Công dụng thuốc Carflem 375 mg là gì?

2.1 Dược lực học

Carbocisteine ​​(S-carboxymethyl L-cysteine) đã được chứng minh trên các mô hình động vật bình thường và phế quản có ảnh hưởng đến bản chất và số lượng của chất nhầy glycoprotein được tiết ra bởi đường hô hấp. Cụ thể, hoạt chất Carbocistein làm loãng đàm bằng cách cắt đứt sự kết nối của disulfur liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, đây cũng chính là yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết. Sự gia tăng tỷ lệ axit: glycoprotein trung tính của chất nhầy và sự biến đổi của tế bào huyết thanh thành tế bào chất nhầy được biết là phản ứng ban đầu đối với sự kích ứng và thường sẽ tiếp theo là tăng tiết. Tính chất này làm giảm đáng kể độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi cấu trúc của đờm và giúp khạc đờm dễ dàng hơn. Việc sử dụng Carbocistein ​​cho động vật tiếp xúc với chất kích thích chỉ ra rằng glycoprotein được tiết ra vẫn bình thường; quản lý sau khi tiếp xúc cho thấy rằng việc trở lại trạng thái bình thường được tăng tốc. Các nghiên cứu ở người đã chứng minh rằng Carbocistein ​​làm giảm sự tăng sản tế bào cốc. Do đó, carbocistein ​​có thể được chứng minh là có vai trò trong việc kiểm soát các rối loạn đặc trưng bởi chất nhầy bất thường.

Thuốc cũng có tác dụng kháng làm cho vi khuẩn khó gây nhiễm trùng lồng ngực hơn.

2.2 Dược động học

Carflem được hấp thu nhanh và nồng độ thuốc đạt tối đa trong huyết tương sau 2 giờ sau khi uống.
Sinh khả dụng của thuốc kém, chỉ dưới 10% liều dùng do thuốc được chuyển hóa mạnh và chịu ảnh hưởng khi qua gan ngay từ lần đầu.
Thời gian bán hủy và đào thải của thuốc khoảng 2 giờ.
Thuốc Carflem và các chất chuyển hóa của thuốc chủ yếu được đào thải qua thận.

2.3 Chống chỉ định của thuốc Carflem 375 mg

  • Bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần hay tá dược nào của thuốc Carflem 375mg.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày- tá tràng. Dù không có bằng chứng cho thấy thuốc này có bất kỳ tác động sinh lý hoặc hóa học nào trên niêm mạc dạ dày, cũng không loại trừ nguy cơ biến đổi niêm mạc dạ dày.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Bệnh nhân có các tình trạng như hen suyễn, suy hô hấp.

Thận trọng khi sử dụng cho:

  • Trường hợp ho kéo dài hơn 3 tuần hay tình trạng ho trầm trọng hơn.
  • Ho kèm sốt tái diễn. Bệnh nhân có tiền sử loét đường tiêu hóa.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú: chỉ dùng khi cần thiết

2.4 Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Carflem 375mg

Hay gặp: Buồn nôn, nôn, rối loạn đường tiêu hóa.

Hiếm gặp

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch

Đã có báo cáo về các trường hợp dị ứng trên da, phản ứng phản vệ và phát ban do thuốc cố định.

  • Rối loạn tiêu hóa

Đã có báo cáo về xuất huyết tiêu hóa xảy ra khi điều trị bằng carbocistein, tuy nhiên tần suất không được biết. Khó chịu vùng thượng vị, nôn, buồn nôn và tiêu chảy cũng đã được quan sát thấy, mặc dù tần suất của sự xuất hiện này không được biết.

  • Rối loạn da và mô dưới da

Đã có báo cáo về phát ban da và dị ứng da. Các trường hợp viêm da bóng nước riêng biệt như hội chứng Stevens – Johnson và hồng ban đa dạng cũng đã được báo cáo.

Tác dụng phụ có thể không giống nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

2.5 Tương tác thuốc

  • Nếu trước đó bệnh nhân đã điều trị bằng cimetidin sẽ khiến làm giảm thải trừ carbocistein sulfoxide trong nước tiểu;
  • Trong các thử nghiệm ở con người, không có một tương tác nào được ghi nhận khi dùng đồng thời với antihistamine sulfonamide, hay corticosteroid. Trong các thử nghiệm ở động vật, không ghi nhận có một tương tác nào được khi dùng đồng thời với amphetamine, epinephrine, barbiturate hay reserpine.
  • Không phối hợp Carflem 375 mg với các thuốc làm giảm tiết dịch (cả loại làm giảm tiết dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin hoặc anticholinergic vì làm giảm tác dụng lâm sàng của carbocisteine.
  • Không phối hợp Carflem 375 mg với các thuốc chống ho.
  • Hoạt chất Carbocistein làm tăng sự hấp thu của kháng sinh amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin vào mô phổi và phế quản. Như vậy, carbocistein có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

2.6 Lưu ý khi sử dụng Carflem 375 mg

  • Bạn cần phải dùng thuốc đều đặn và thuốc tác dụng tốt nếu bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính vừa hoặc nặng và thường xuyên có cơn bùng phát hoặc trở xấu.
  • Khuyến cáo thận trọng ở người cao tuổi, những người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hoặc những người dùng đồng thời với các thuốc gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân nên ngưng thuốc.
  • Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

3. Cách sử dụng thuốc Carflem 375mg hiệu quả

Cách dùng: Dùng đường uống, nên uống cách xa bữa ăn

Liều dùng:

  • Người lớn: mỗi lần uống 3 viên (250mg), ngày 3 lần.
  • Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên (250mg), ngày 3 lần.

Quên liều:

Nếu quên uống một liều thuốc thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra. Nếu quên một liều thuốc Carflem quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng 2 liều thuốc Carflem cùng một lúc để bù cho liều đã quên.

Quá liều:

Cho đến nay chưa có trường hợp quá liều carbocistein nào được báo cáo. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân nên được gây nôn. Nếu trường hợp bệnh nhân không nôn được, nên dùng những phương pháp thông thường, bao gồm rửa dạ dày.

Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng rất có thể xảy ra khi dùng quá liều lượng của Carflem 375mg.

Xử trí: Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4. Cách bảo quản thuốc Carflem

  • Bảo quản thuốc Carflem ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Nhiệt độ không quá 30°C.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
  • Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Close
Social profiles