Công dụng của thuốc Vaconisidin

Công dụng của thuốc Vaconisidin

Thuốc Vaconisidin là thuốc loại thuốc giảm đau, hạ sốt và nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Thuốc Vaconisidin chứa thành phần chính Nefopam hydroclorid 30mg và được đóng gói ở dạng viên nang cứng. Thuốc thường được chỉ định sử dụng giúp giảm đau trong nhiều trường hợp khác nhau.

1. Thuốc Vaconisidin là thuốc gì?

Thuốc Vaconisidin là thuốc có tác dụng giảm đau có thành phần chính là Nefopam hydroclorid với hàm lượng 30mg kèm theo một số tá dược khác. Thuốc còn có tên gọi khác là Vaconisidin 30mg. Với thành phần là Nefopam hydroclorid thì thuốc Vaconisidin có tác dụng gì? Nefopam có thể làm giảm đau trên thần kinh trung trương và có tác dụng kháng muscarinic và thần kinh giao cảm.

Với các công dụng của mình, thuốc Vaconisidin được chỉ định cho các trường hợp đau cấp tính và mãn tính như: đau do nguồn gốc thần kinh, đau đầu, đau cơ và các chứng co thắt, đau răng, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật, đau do chấn thương, viêm tụy mãn tính, cơn đau sỏi mật và cơn đau quặn thận hoặc đau do bướu ung thư.

Thuốc Vaconisidin được các bác sĩ khuyến cáo chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng:

  • Bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc Vaconisidin;
  • Trẻ dưới 15 tuổi;
  • Người bệnh có tiền sử bị các cơn co giật;
  • Bệnh nhân đang dùng IMAO.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Vaconisidin

Cách dùng: Dùng đường uống. Người bệnh cần uống viên thuốc Vacunisidin với một lượng nước vừa đủ.

Liều dùng:

  • Người trưởng thành và trẻ nhỏ trên 15 tuổi: Uống 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Người già cần giảm liều do sự trao đổi chất chậm hơn: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Người bị suy thận: giảm 1/2 liều so với liều bình thường.

Quên liều: Nếu quên dùng một liều thuốc Vaconisidin, uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và dùng luôn liều kế tiếp như kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã được chỉ định.

Quá liều: Vaconisidin chưa có báo cáo hay ghi nhận về những trường hợp xấu khi sử dụng quá liều. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều gây ngộ độc cấp thì người bệnh cần đến nhập viện càng sớm càng tốt để được theo dõi và điều trị nâng cao trong điều kiện đặc biệt.

3. Tác dụng phụ của thuốc Vaconisidin

Trong quá trình sử dụng thuốc Vaconisidin người bệnh sẽ có khả năng có các biểu hiện như:

  • Rối loạn đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, buồn ngủ, mất ngủ, bí tiểu, chóng mặt, hạ huyết áp, run, dị cảm, đánh trống ngực, căng thẳng, nhầm lẫn, nhìn mờ, nhức đầu, khô miệng, ngất, phù mạch, phản ứng dị ứng, nhịp tim nhanh;
  • Ít gặp: sảng khoái, ảo giác, co giật, nước tiểu màu hồng

4. Lưu ý khi dùng thuốc Vaconisidin

Thận trọng dùng thuốc Vaconisidin cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận do ảnh hưởng vào quá trình chuyển hóa và bài tiết của nefopam;
  • Ðang sử dụng thuốc kháng tiết cholin;
  • Phụ nữ có thai/cho con bú;
  • Người già, người bệnh tăng nhãn áp, người bệnh bị ứ đọng nước tiểu;
  • Không nên được sử dụng thuốc Vaconisidin trong điều trị nhồi máu cơ tim, vì chưa có tài liệu lâm sàng trong chỉ định này.
  • Thận trọng dùng thuốc cho người điều khiển xe cộ và điều hành máy móc, vì thuốc sẽ gây buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng đầu óc.

5. Tương tác của thuốc Vaconisidin

Các phản ứng phụ không mong muốn có thể gia tăng khi dùng đồng thời thuốc với các nhóm thuốc:

  • Thuốc chống giao cảm hoặc kháng tiết cholin;
  • Thuốc chống co thắt và các loại thuốc có tác dụng giống Atropin;
  • Thuốc trị chứng bệnh Parkinson có tác động kháng tiết cholin;
  • Thuốc chống trầm cảm nhóm Imipramine và thuốc an thần kinh thuộc nhóm Phenothiazin, chất chống trầm cảm 3 vòng;
  • Kháng Histamin H1 và chất Disopyramid.

Thuốc Vaconisidin là thuốc loại thuốc giảm đau, hạ sốt và nhóm thuốc chống viêm không Steroid. Thuốc Vaconisidin chứa thành phần chính Nefopam hydroclorid 30mg và được đóng gói ở dạng viên nang cứng. Thuốc thường được chỉ định sử dụng giúp giảm đau trong nhiều trường hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Close
Social profiles