Công dụng của thuốc Curam

Công dụng của thuốc Curam

Thuốc Curam chứa hoạt chất amoxicillin kết hợp với acid clavulanic được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra do vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn và trẻ em. Cùng tìm hiểu về liều dùng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Curam qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Curam

1.1. Chỉ định

“Curam 1000 là thuốc gì?”. Thuốc Curam chứa hoạt chất là kháng sinh amoxicillin kết hợp với acid clavulanic dưới dạng hai hàm lượng là Curam 1000mg (tỷ lệ amoxicillin/acid clavulanic là 875mg/125mg) và Curam 625mg (tỷ lệ amoxicillin/acid clavulanic là 500mg/125mg). Curam thuộc nhóm kháng sinh được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm tai giữa cấp tính;
  • Viêm xoang do vi khuẩn cấp tính (đã được chẩn đoán xác định);
  • Bệnh viêm phổi mắc phải tại cộng đồng;
  • Viêm bể thận, viêm bàng quang;
  • Nhiễm khuẩn mô mềm và nhiễm khuẩn da như viêm mô tế bào, áp xe răng nặng, vết cắn của động vật…;
  • Nhiễm khuẩn xương – khớp đặc biệt là viêm tủy xương.

1.2. Dược lực học

Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh penicillin tổng hợp, tác dụng thông qua cơ chế ức chế một hoặc nhiều enzyme tại đường sinh tổng hợp peptidoglycan tại thành tế bào của vi khuẩn. Quá trình ức chế tổng hợp peptidoglycan làm yếu thành tế bào, dẫn đến sự ly giải tế bào và chết tế bào.

Amoxicillin dễ bị phân hủy bởi enzyme Beta – lactamase tạo ra do vi khuẩn đề kháng, do vậy phổ kháng khuẩn của amoxicillin đơn độc không bao gồm các loại vi khuẩn sản xuất enzym này.

Acid clavulanic thuộc nhóm Beta – lactam và có sự liên quan về cấu trúc với penicillin. Acid clavulanic giúp bất hoạt một số enzyme beta – lactamase từ đó giúp ngăn ngừa sự bất hoạt kháng sinh amoxicillin. Tuy nhiên acid clavulanic đơn độc không có tác dụng kháng khuẩn hữu ích trên lâm sàng.

Vi khuẩn đề kháng với amoxicillin/acid clavulanic theo hai cơ chế chính gồm:

  • Bất hoạt do các Beta – lactamase vi khuẩn mà bản thân chúng không bị ức chế bởi acid clavulanic (bao gồm các nhóm B, C, D);
  • Quá trình biến đổi của protein gắn vào penicillin (PBP) từ đó làm giảm áp lực của thuốc kháng khuẩn đối với mục tiêu. Cơ chế bơm thuốc ra hoặc tính không thấm thuốc của vi khuẩn có thể dẫn đến hoặc góp phần vào tính đề kháng của vi khuẩn (đặc biệt là đối với các vi khuẩn gram âm).

1.3. Dược động học

  • Quá trình hấp thu: Trong dung dịch nước tại pH sinh lý, Amoxicillin và acid clavulanic phân ly hoàn toàn. Hai thành phần này hấp thu nhanh qua đường uống (mức độ hấp thu tối ưu khi uống vào đầu bữa ăn). Sau khi uống, thuốc có sinh khả dụng đạt khoảng 70%. Dữ liệu tại huyết tương của hai thành phần tương tự nhau, thời gian để đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) khoảng 1 giờ.
  • Quá trình phân bố: Khoảng 25% liều dùng acid clavulanic trong huyết tương và 18% liều dùng amoxicillin trong huyết tương liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố của thuốc (Vd) biểu kiến vào khoảng 0,3 – 0,4 lít/kg đối với amoxicillin và khoảng 0,2 lít/kg đối với acid clavulanic. Khi dùng bằng đường tĩnh mạch, cả acid clavulanic và amoxicillin đều được tìm thấy trong mô ổ bụng, túi mật, mô cơ, mỡ, dịch màng bụng, dịch hoạt dịch, mủ và mật. Thuốc không phân bố thích đáng vào dịch não tủy. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng bài tiết vào sữa mẹ của amoxicillin (tương tự như các penicillin khác).
  • Quá trình chuyển hóa: Amoxicillin được thải trừ một phần qua nước tiểu dưới dạng acid penicllonic bất hoạt với hàm lượng tương đường 10 – 25% liều ban đầu. Acid clavulanic chuyển hóa mạnh ở người và được đào thải qua phân, nước tiểu và dưới dạng carbon dioxide trong khí thở ra.
  • Quá trình bài tiết: Amoxicillin được bài tiết chủ yếu qua thận, acid clavulanic được bài tiết thông qua thận và không qua thận. Thời gian bán thải trung bình của cả hai hoạt chất là 1 giờ và độ thanh thải toàn phần trung bình là 25 lít/giờ ở người khỏe mạnh. Trong đó 60 – 70% lượng amoxicillin và 40 – 65% lượng acid clavulanic được bài tiết dưới dạng không đổi qua đường nước tiểu trong vòng 6 giờ sau khi dùng liều đơn thuốc viên nén hàm lượng 250mg/125mg hoặc 500mg/125mg.

2. Liều dùng và cách dùng Curam 625mg và Curam 1000mg

2.1. Cách dùng

Thuốc Curam dạng viên nén được dùng bằng đường uống. Nên uống viên thuốc vào đầu bữa ăn nhằm giúp giảm thiểu khả năng dung nạp tại đường tiêu hóa và tối ưu hóa quá trình hấp thu amoxicillin/acid clavulanic. Liệu trình điều trị có thể được bắt đầu bằng đường tiêm theo đặc tính sản phẩm của công thức thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch.

2.2. Liều dùng

Liều dùng thuốc Curam phụ thuộc vào dạng bào chế là Curam 625mg hoặc Curam 1000mg, tác nhân gây bệnh, độ nặng, vị trí nhiễm khuẩn, độ tuổi, cân nặng và tình trạng người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ em > 40kg: Uống 1 viên/lần thuốc Curam 625mg x 3 lần/ngày. Đối với trẻ em có thể sử dụng dạng viên nén hoặc các công thức tổng hợp dược phẩm khác ở dạng phối hợp amoxicillin/acid clavulanic như dạng gói bột hoặc hỗn dịch, đặc biệt là đối với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống. Hiện không có dữ liệu lâm sàng về liều dùng của thuốc Curam đối với trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy liều dùng khuyến cáo là 40mg/10mg/kg/ngày;
  • Người cao tuổi: Không cần xem xét điều chỉnh liều lượng thuốc khi sử dụng;
  • Người suy thận: Liều dùng nên được hiệu chỉnh dựa theo mức liều amoxicillin khuyến cáo và không cần hiệu chỉnh liều ở người bệnh có độ thanh thải creatinin > 30ml/phút;
  • Bệnh nhân suy gan: Cần thận trọng về liều dùng thuốc và theo dõi chức năng gan ở các khoảng cách đều đặn.

3. Tác dụng phụ Curam 625mg và Curam 1000mg

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc kháng sinh Curam như sau:

  • Tác dụng phụ rất thường gặp (≥ 1/10): Tiêu chảy;
  • Tác dụng phụ thường gặp (≥ 1/100 đến
  • Tác dụng phụ ít gặp (≥ 1/1.000 đến nổi mày đay, ngứa;
  • Tác dụng phụ hiếm gặp (
  • Tác dụng phụ chưa rõ: Phát triển vi khuẩn nhạy cảm quá mức, mất bạch cầu hạt có hồi phục, thiếu máu tan máu, kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin, phù thần kinh mạch, phản vệ, hội chứng giống bệnh huyết thanh, viêm mạch quá mẫn, tăng hoạt động có hồi phục, co giật, viêm màng não, viêm đại tràng liên quan với kháng sinh, lưỡi lông đen, viêm gan, vàng da ứ mật, hội chứng Steven – Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính, viêm thận kẽ, tinh thể niệu.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Coram trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm penicillin;
  • Người bệnh có tiền sử phản ứng quá mẫn tức thì nặng (ví dụ phản vệ) đối với thuốc khác thuộc nhóm beta – lactam (ví dụ carbapenem, cephalosporin hoặc monobactam).

4.2. Thận trọng khi dùng thuốc

Trước khi điều trị bằng thuốc Coram, người bệnh cần điều trị một cách cẩn thận các phản ứng quá mẫn trước đó với penicillin, cephalosporin hoặc các thuốc thuộc nhóm Beta – lactam.

  • Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng hoặc đôi khi gây tử vong đã được báo cáo khi sử dụng thuốc ở người bệnh điều trị bằng penicillin. Trong đó người bệnh có tiền sử quá mẫn với penicillin và người bệnh có cơ địa dị ứng. Trường hợp phản ứng dị ứng xảy ra, người bệnh cần ngưng điều trị với amoxicillin/acid clavulanic và cần thiết lập phác đồ điều trị thay thế mới. Trong trường hợp người bệnh chứng minh được nhiễm khuẩn là do vi khuẩn nhạy cảm với amoxicillin, cần xem xét để chuyển từ amoxicillin/acid clavulanic sang amoxicillin theo hướng dẫn chính thức.
  • Thuốc Curam không thích hợp sử dụng ở người bệnh có nguy cơ cao về tác nhân gây bệnh phỏng đoán đề kháng với thuốc nhóm beta – lactam không qua trung gian beta – lactamase nhạy cảm bởi sự ức chế acid clavulanic. Không nên dùng thuốc để điều trị S.pneumoniae đề kháng sinh penicillin.
  • Người bệnh suy giảm chức năng thận hoặc người bệnh dùng thuốc ở liều cao có thể xảy ra co giật. Tránh sử dụng thuốc amoxicillin/acid clavulanic trong trường hợp nghi ngờ bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn bởi sự xuất hiện ban dạng sởi từ liên quan với tình trạng này sau khi dùng kháng sinh amoxicillin.
  • Sử dụng đồng thời amoxicillin và allopurinol có thể làm tăng khả năng dị ứng da. Sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn kháng thuốc.
  • Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) với triệu chứng ban đỏ toàn thân, sốt kết hợp với mụn mủ có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc Curam. Trường hợp này cần ngưng sử dụng thuốc và chống chỉ định khi dùng bất kỳ dạng amoxicillin nào.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh có triệu chứng suy gan.
  • Cần đáng giá định kỳ chức năng hệ thống cơ quan gồm gan, thận và cơ quan tạo máu trong thời gian điều trị bằng thuốc kéo dài. Người bệnh suy thận cần được điều chỉnh liều dùng theo mức độ suy thận.
  • Người bệnh có lượng nước tiểu giảm, một số trường hợp rất hiếm gặp đã quan sát thấy tinh thể niệu (chủ yếu khi điều trị bằng đường tiêm). Trong trường hợp điều trị bằng amoxicillin liều cao cần duy trì lượng dịch đưa vào đầy đủ cũng như lượng nước tiểu thải ra để giúp giảm khả năng xuất hiện tinh thể amoxicillin niệu (người bệnh có đặt ống thông bàng quan cần duy trì kiểm tra đều đặn tình trạng thông suốt.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Hiện chưa có nghiên cứu ghi nhận phản ứng bất lợi của thuốc đến khả năng lái xe, vận hành máy móc… Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, dị ứng, co giật…
  • Phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp lên thai kỳ hay sự phát triển của phôi thai. Dữ liệu về dùng thuốc ở phụ nữ đang mang thai không cho thấy làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Tuy vậy vẫn nên hạn chế sử dụng thuốc ở phụ nữ đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Thuốc bài tiết được qua sữa mẹ nên có thể dẫn đến tiêu chảy, nhiễm nấm niêm mạch ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Vì vậy cần ngưng cho con bú bằng sữa mẹ khi điều trị bằng thuốc Coram.

Close
Social profiles