Cedetamin là thuốc gì?

Cedetamin là thuốc gì?

Thuốc Cedetamin được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, mày đay,… Bên cạnh câu hỏi về công dụng của thuốc thì có rất nhiều người thắc mắc về loại thuốc này như: Cedetamin cho trẻ em dùng được không? Cedetamin là thuốc gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

1. Thuốc Cedetamin là thuốc gì?

Thuốc Cedetamin được sản xuất dưới dạng viên nén, với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là:

  • Betamethasone 0.25mg
  • Dexchlorpheniramine maleate 2mg

Betamethasone là một corticosteroid tổng hợp, nó có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể. 0,75 mg betamethasone sẽ có tác dụng chống viêm tương đương với khoảng 5 mg prednisolon. Betamethasone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống thấp khớp. Do ít nó có tác dụng của mineralocorticoid, nên betamethasone rất phù hợp trong các trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.

Dexchlorpheniramine maleate là một loại thuốc kháng histamin H, nó có cấu trúc propylamin, có các đặc tính sau:

  • Tác dụng an thần ở liều thông thường do nó tác dụng kháng histamin và ức chế adrenalin ở thần kinh trung ương.
  • Tác dụng kháng cholinergic gây ra tác dụng ngoại ý ở ngoại biên.
  • Tác dụng ức chế adrenalin ở ngoại biên có thể gây ảnh hưởng đến động lực máu (có thể gây hạ huyết áp tư thế).

2. Chỉ định và chống chỉ định của Cedetamin

Thuốc Cedetamin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm khi đã điều trị thất bại bằng thuốc kháng histamin đơn độc hoặc corticosteroid tại chỗ.
  • Điều trị triệu chứng mày đay cấp tính trong một thời gian ngắn (tối đa 10 ngày).

Mặt khác, thuốc Cedetamin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhiễm khuẩn.
  • Một số bệnh virus như viêm gan, herpes, thủy đậu, zona.
  • Tình trạng rối loạn tâm thần không kiểm soát.
  • Người có nguy cơ bị bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.
  • Người có nguy cơ bị glaucom góc đóng.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người đang sử dụng thuốc chống loạn nhịp vì có thể gây xoắn đỉnh.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cedetamin

Thuốc Cedetamin được sử dụng bằng đường uống. Liều dùng thuốc Cedetamin cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Liều khuyến cáo trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều 1 viên x 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Sử dụng liều 1 viên/lần, uống 1 lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
  • Liều thấp nhất của thuốc Cedetamin có thể giảm xuống 1 viên mỗi 2 ngày và giảm liều một cách từ từ.
  • Thời gian thông thường điều trị mày đay cấp tính bằng thuốc Cedetamin không quá 10 ngày, khi ngừng thuốc cũng phải giảm liều từ từ.

Triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng quá liều thuốc Cedetamin bao gồm: Chóng mặt, mất điều hoà, hạ huyết áp, ù tai, co giật, trụy tim mạch, hôn mê, loạn tâm thần, suy thượng thận, yếu cơ. Trong trường hợp này cần gây nôn hoặc rửa dạ dày, sau đó điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Nếu bạn quên một liều thuốc Cedetamin, hãy bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc như bình thường.

4. Tác dụng phụ của thuốc Cedetamin

Trong quá trình sử dụng thuốc Cedetamin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Cedetamin bao gồm:

  • Mất kali, giữ natri, giữ nước
  • Kinh nguyệt thất thường
  • Hội chứng dạng Cushing
  • Ức chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung và của trẻ nhỏ.
  • Giảm dung nạp glucose
  • Bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn
  • Tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Yếu cơ, mất khối lượng cơ.
  • Loãng xương
  • Teo da
  • Áp xe vô khuẩn.
  • Đau bụng
  • Táo bón.
  • Tiểu khó, nguy cơ bị tiểu.
  • Buồn ngủ
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Giảm trí nhớ hay tập trung
  • Rối loạn tâm thần
  • Ảo giác.
  • Tim đập nhanh
  • Hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Khô miệng, mũi, họng.

Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Cedetamin bao gồm:

  • Cảm thấy sảng khoái, thay đổi tâm trạng
  • Trầm cảm nặng
  • Mất ngủ.
  • Glaucoma
  • Đục thủy tinh thể, mờ mắt.
  • Loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng dạ dày và chảy máu.
  • Viêm tụy
  • Chướng bụng
  • Viêm loét thực quản.
  • Căng thẳng
  • Kích động
  • Ban đỏ, chàm, phù.

Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Cedetamin bao gồm:

  • Viêm da dị ứng
  • Mày đay
  • Mụn trứng cá
  • Ban xuất huyết
  • Bầm tím
  • Phù thần kinh mạch.
  • Tăng áp lực nội sọ lành tính
  • Co giật.
  • Tăng huyết áp động mạch
  • Suy tim sung huyết.
  • Phù mạch
  • Sốc phản vệ
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Thiếu máu tán huyết.

5. Tương tác thuốc Cedetamin với các loại thuốc khác

  • Khi sử dụng Cedetamin cùng với paracetamol liều cao hoặc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
  • Dùng đồng thời Cedetamin với thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm tăng các rối loạn tâm thần.
  • Dùng đồng thời Cedetamin với các thuốc chống đái tháo đường dạng uống hoặc insulin có thể gây tăng nồng độ glucose huyết, vì vậy cần thiết phải điều chỉnh liều của một hoặc cả hai thuốc khi dùng đồng thời.
  • Sử dụng Cedetamin với thuốc Glycosid digitalis có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm theo hạ kali máu.
  • Dùng đồng thời Cedetamin với phenobarbital, phenytoin, rifampicin hay ephedrine có thể gây tăng chuyển hoá corticosteroid, và do đó giảm tác dụng điều trị.
  • Người bệnh dùng Cedetamin với estrogen có thể làm tăng tác dụng điều trị và độc tính của glucocorticoid.
  • Dùng đồng thời Cedetamin với những thuốc chống đông thuộc loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông, có thể cần phải điều chỉnh liều.
  • Sử dụng phối hợp Cedetamin với thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể dẫn đến tăng xuất hiện hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa. Khi dùng thuốc Cedetamin có thể làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của các loại thuốc ức chế cholinesterase, cyclosporin, amphotericin B, lợi niệu quai, natalizumab, lợi niệu nhóm thiazid.
  • Một số thuốc khi dùng cũng Cedetamin sẽ làm tăng nồng độ hoặc tác dụng của betamethasone như là: Các thuốc chống nấm thuộc dẫn xuất azol, kháng sinh nhóm quinolon, macrolid, trastuzumab, các thuốc chẹn kênh calci.
  • Khi sử dụng thuốc Cedetamin với thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO) có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng.
  • Dùng đồng thời Cedetamin với rượu, thuốc chống trầm cảm loại tricyclique, barbiturate hoặc những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể gây tăng tác dụng an thần của dexchlorpheniramine.
  • Dexchlorpheniramine maleate trong thuốc Cedetamin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

Close
Social profiles