Trẻ 5 tuổi tự kỷ bị đái dắt phải điều trị như thế nào?

Trẻ 5 tuổi tự kỷ bị đái dắt phải điều trị như thế nào?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Con trai cháu 5 tuổi, là trẻ chậm phát triển, tự kỷ. Cách đây 20 ngày con cháu bị đái dắt, sau đó 3 ngày chuyển sang tiểu són không kiểm soát được. Hiện tại, cháu vẫn són tiểu và rỉ tiểu không tự chủ. Cháu đã cho bé đi khám và làm tất cả các xét nghiệm liên quan nhưng không có vấn đề gì (máu, nước tiểu, siêu âm…). Bác sĩ chẩn đoán rối loạn co thắt cơ bàng quang và kê thuốc driptane 5mg, cháu uống được 5-6 ngày nay nhưng bệnh không thuyên giảm.Cháu rất nóng ruột và đọc được thông tin bệnh này có thể do tổn thương và ảnh hưởng của hệ thần kinh chi phối vấn đề tiểu tiện. Cháu muốn hỏi bác sĩ trẻ 5 tuổi tự kỷ bị đái dắt phải điều trị như thế nào? Bệnh này có chữa được không và cháu nên làm gì để giúp con. Cháu rất sợ kéo dài thành quen và gây ra nhiêu tác dụng phụ không mong muốn. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Hằng – Bác sĩ Nhi – Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ 5 tuổi tự kỷ bị đái dắt phải điều trị như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiểu tiện của trẻ như: triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, hoặc rối loạn co thắt bàng quang…Tình trạng này của bé mới xuất huyết hiện, không đi kèm các triệu chứng thần kinh khác và đã được bác sĩ thăm khám.Do vậy, tình trạng rối loạn tiểu tiện của bé không phải do nguyên nhân tổn thương thực thể thần kinh.

Mặt khác, tình trạng của bé không phải là đi đại tiện không đúng nơi quy định đây có thể là rối loạn tạm thời mà không phải là hành vi bất thường trong rối loạn phổ tự kỷ.

Bác sĩ đã xét nghiệm về tình trạng nhiễm trùng tiết niệu với kết quả bình thường. Do vậy, có thể bé có rối loạn co thắt bàng quang hoặc có cảm giác khó chịu kiến bé tiểu són, rỉ tiểu. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần.

Để hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện của bé, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ
  • Cho trẻ uống đủ nước lượng nước rải đều trong ngày, giảm hơn về buổi tối
  • Giáo dục hành vi cho trẻ về nơi đi tiểu hoặc đại tiện.
  • Theo dõi sát tình trạng của trẻ nếu có bất thường như: bé bị sốt, bị bí tiểu, nước tiểu có màu sắc lạ hoặc cặn hoặc tình trạng này không đỡ hoặc không thuyên giảm trong vài ngày tiếp theo thì bạn cần cho bé tái khám bác sĩ chuyên khoa nhi.

Lưu ý: Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ, bố mẹ chú ý quản lý thuốc của trẻ chặt chẽ, không để nơi trẻ có thể tiếp cận dẫn đến trẻ có thể uống thuốc quá liều gây nguy hiểm.

Trân trọng!


Close
Social profiles