Nồng độ acid uric trong máu cao bao nhiêu là bị gout?

Nồng độ acid uric trong máu cao bao nhiêu là bị gout?

Nồng độ acid uric trong máu và bệnh gout có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nồng độ acid uric tăng cao trong máu, kèm theo các triệu chứng về khớp, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh gout. Để giải đáp thắc mắc nồng độ acid uric trong máu cao bao nhiêu là bị gout, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

1. Mối liên hệ giữa nồng độ acid uric trong máu và bệnh gout

Purin là thành phần cấu trúc của ADN, ARN của tế bào. Purin còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm. Purin khi bị phá vỡ và chuyển hóa sẽ tạo ra acid uric. Khi nồng độ acid uric cao trong thời gian dài sẽ tạo thành các tinh thể muối monosodium urate. Các tinh thể muối này đọng lại và tích tụ ở các mô bao quanh khớp sẽ gây viêm khớp, đó chính là bệnh gout.

Tinh thể urat thường đọng ở các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, bàn tay, đầu gối, mắt cá chân… Khi nồng độ acid uric tăng cao trong máu mà không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại khớp, thận và các cơ quan khác.

2. Nồng độ acid uric trong máu cao bao nhiêu là bị gout?

Trong cơ thể, acid uric được đào thải ra bên ngoài qua nước tiểu. Do đó, thực hiện xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh gout.

Với người bình thường, nồng độ acid uric nằm trong giới hạn: 210 – 420 mmol/L ở nam giới và 150 – 360 mmol/L đối với nữ giới. Khi nồng độ acid uric trong máu cao hơn giới hạn này, nghĩa là cơ thể đang sản sinh ra quá nhiều acid uric hoặc chức năng thận suy giảm không đào thải được acid uric.

Để chẩn đoán bệnh gout, ngoài nồng độ acid uric máu còn phải dựa vào các tiêu chuẩn khác. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng lâm sàng của bệnh chưa biểu hiện rõ rệt mặc dù nồng độ acid uric trong máu cao nên chưa được xác định mắc bệnh gout. Ở giai đoạn tiếp theo, tình trạng tăng acid uric kéo dài làm các tinh thể urat lắng đọng tại khớp và gây đau khớp. Khi đó, người bệnh mới được chẩn đoán xác định là bệnh gout.

3. Nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu:

  • Nguyên nhân nguyên phát: Hiện chưa rõ nguyên nhân gây tăng nồng độ acid uric trong máu nguyên phát. Tuy nhiên, người có chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản hoặc uống nhiều bia rượu… sẽ làm tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Nguyên nhân thứ phát: Do rối loạn về gen, mắc bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận, bệnh về máu, sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao… để điều trị các bệnh lý khác.

4. Phòng ngừa nồng độ acid uric trong máu cao

Để phòng ngừa nồng độ acid uric trong máu cao, cần:

  • Ăn uống cân bằng và khoa học, không ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu purin như thịt đỏ (thịt bò, thịt dê…); hải sản (tôm, mực, cua,…); nội tạng động vật (gan, phổi, lách,…).
  • Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 – 2 lít nước) để thận tăng cường lọc và đào thải acid uric, hạn chế hình thành urat.
  • Duy trì cân nặng và chỉ số BMI theo khuyến cáo để không làm gia tăng áp lực lên khớp.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có gas và chứa nhiều cồn như nước ngọt, bia rượu,…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya…. Trong công việc cần tránh để bị căng thẳng, áp lực thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc giảm acid uric máu theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời, để tránh tình trạng nồng độ acid uric trong máu cao, người bệnh nên sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chứa các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng thải trừ của thận như Nhọ nồi Hoàng bá, Nhàu, Thổ phục linh hay Trạch tả chữa bệnh gút hiệu quả… Khi sử dụng chế phẩm chứa các thảo dược này, nồng độ acid uric trong máu sẽ được kiểm soát, từ đó cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, ngăn ngừa cơn gout cấp hiệu quả. Khi thấy nồng độ acid uric trong máu cao hơn giới hạn bình thường kèm theo các triệu chứng sưng đau ở khớp, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được điều trị sớm, phòng các biến chứng nguy hiểm.

Close
Social profiles