Chẩn đoán vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp

Chẩn đoán vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp

Suy thận cấp tính là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt với nhóm người cao tuổi. Ngày nay đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, đặt ra nhiều mối lo cho cả cộng đồng. Một số bệnh lý liên quan đến suy thận cấp như vô niệu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

1. Vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp là gì?

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu có chức năng lọc máu và đào thải chất thải, giữ lại máu và các protein. Đặc biệt thân có vai trò quan trọng trong việc cân bằng pH.

Bệnh suy thận cấp tính có thể hiểu là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng, mất khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng phù, mệt mỏi, chán ăn, suy giảm chức năng sinh lý…

Bình thường một ngày cơ thể sẽ bài tiết ra 1-2 lít nước tiểu nhưng khi thận không đủ khả năng sản xuất nước tiểu đề bài xuất ra ngoài sẽ dẫn đến triệu chứng vô niệu.

Tình trạng vô niệu ở bệnh nhân suy thận kéo dài từ 1-6 tuần, trung bình người bệnh sẽ có nước tiểu trở lại sau 1-2 tuần. Khi xuất hiện triệu chứng vô niệu chứng tỏ ống thận cấp đã bị hoại tử. Tuy vài ngày đầu vẫn có nước tiểu nhưng rất ít, nước tiểu có màu sẫm kèm theo máu mủ. Hậu quả của chứng vô niệu vô cùng nguy hiểm vì nó làm tăng nitơ máu và làm rối loạn cân bằng nước, điện giải, kiềm toan…

Xác định chứng vô niệu bằng cách đo lượng nước tiểu trong một ngày, nếu dưới 100ml/ngày thì được coi là vô niệu. Ngoài ra, vô niệu và bí tiểu là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Bí tiểu là trường hợp trong bàng quang còn nước nhưng không bài tiết ra được, còn vô niệu là bên trong bàng quang hoàn toàn không chứa nước tiểu.


Suy thận
Suy thận cấp tính gây vô niệu ở người bệnh

2. Nguyên nhân hình thành chứng vô niệu

Có nhiều nguyên nhân hình thành chứng vô niệu như cao huyết áp, đái tháo đường… Tuy nhiên chủ yếu chứng vô niệu xuất hiện là do bệnh nhân mắc các chứng bệnh về thận.

  • Các nguyên nhân tại thận: Các bệnh tại thận như viêm cầu thận, sỏi thận, ống thận bị chèn ép hay tắc ống thận.
  • Nguyên nhân trước thận: Khi động mạch thận bị u hay chèn ép dẫn đến tắc mạch làm máu không đến được thận dẫn đến nước tiểu không có.
  • Nguyên nhân sau thận: Đây còn được hiểu là chứng vô niệu giả vì chức năng tiết niệu vẫn còn nhưng bị trở ngại về đường thoát nước tiểu nên nước tiểu ứ đọng tại thận.
  • Nguyên nhân sa thận: Bị sốc, chảy máu… dẫn đến lượng máu tới thận bị giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến áp lực học dẫn đến vô niệu.

Tất các các nguyên nhân trên đều dẫn đến bệnh suy thận cấp, cho nên ta có thể hiểu đơn giản nguyên nhân chính của vô niệu là chứng suy thận cấp tính.

3. Dấu hiệu chẩn đoán vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp

Chứng vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp xuất hiện khi bệnh đã đến thời kỳ thứ hai, khi đó bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Phù nề toàn thân do thận giảm khả năng đào thải chất độc và nước dư thừa.
  • Thiếu tập trung, chóng mặt, hoa mắt do lượng máu được lọc giảm đi.
  • Đau âm ỉ cạnh sườn, đau lưng và hai chân.
  • Buồn nôn, chán ăn do lượng ure trong máu cao. Ngứa ngáy do thận không đào thải được độc tố trong cơ thể…
  • Hơi thở thay đổi như thở nông hơn, khó hít sâu, hơi thở có mùi…

phù nề cơ thể
Phù nề toàn thân là dấu hiệu của vô niệu ở bệnh nhân suy thận cấp

4. Điều trị chứng vô niệu

Từ các nguyên nhân dẫn đến chứng vô niệu mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau.

4.1 Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường

Bệnh nhân tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì thói quen sống lành mạnh.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân mắc sỏi thận hoặc khối u thì phải loại bỏ để cải thiện chứng vô niệu.

4.2 Đối với bệnh nhân suy thận cấp tính

Giai đoạn vô niệu trong suy thận cấp được điều trị bằng cách giữ cân bằng nước- điện giải với quy tắc nước vào ít hơn nước ra. Sử dụng các thuốc lợi tiểu theo liều và dừng lại khi bệnh nhân có thể tiểu được. Không dùng thuốc lợi tiểu nếu như bệnh suy thận cấp do nguyên nhân sau thận ( do tắc nghẽn đường tiểu ở niệu quản, bàng quang…)

Nếu bệnh nhân bị suy thận do nguyên nhân trước thận thì cần bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt không sử dụng thuốc lợi tiểu nếu chưa bù đủ.

Ngoài ra bệnh nhân còn được điều trị bằng chạy thận để loại bỏ chất lỏng và chất thải. Cấy ghép thận là phương pháp cuối cùng nếu các phương pháp trên không đạt được hiệu quả.

Vô niệu xuất hiện chủ yếu với nguyên nhân bệnh lý, vì vậy khi xuất hiện triệu chứng này, mọi người cần đi khám ngay và tìm ra nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Suckhoe248 trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Close
Social profiles