Huyết khối và sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Huyết khối và sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Sự hình thành cục máu đông là tình trạng rối loạn nguy hiểm và cần được điều trị khẩn cấp. Đặc biệt, ở những bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư sẽ có nguy cơ hình thành huyết khối cao hơn.

1. Huyết khối và cơ chế hình thành

Huyết khối là tình trạng bệnh lý do sự phát động và lan rộng bất hợp lý của phản ứng đông cầm máu của cơ thể. Từ đó dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng mạch và gây ra một số tình trạng như bán tắc, tắc mạch hoàn toàn, hay nghẽn mạch. Huyết khối được phân thành 2 loại theo hình dạng, thành phần và vị trí. Vì vậy, cơ chế hình thành và các yếu tố nguy cơ gây ra từng loại huyết khối cũng khác nhau.

1.1 Kiểu dáng và thành phần tế bào

  • Huyết khối đỏ: hình thành trong điều kiện dòng máu chảy chậm. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu được bao bọc trong mạng lưới tơ huyết màu đỏ tím.
  • Huyết khối trắng: hình thành khi tế bào nội mạc bị tổn thương. Thành phần chủ yếu là tiểu cầu, sợi tơ huyết, và một ít bạch cầu.
  • Huyết khối hỗn hợp: đây là dạng thường gặp. Huyết khối hỗn hợp gồm 3 phần, phần đầu là tiểu cầu dính vào vách mạch, phần thân có các mảng tiểu cầu xen với sợi tơ huyết, và phần đuôi có cục máu đông dễ bong theo huyết lưu.

1.2 Vị trí hình thành huyết khối

  • Huyết khối động mạch: nguyên nhân do tổn thương thành mạch, tăng hoạt hóa tiểu cầu. Yếu tố nguy cơ là đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu, tăng huyết áp,…
  • Huyết khối tĩnh mạch: hình thành khi dòng chảy chậm, tổn thương thành mạch và tình trạng tăng đông. Những bệnh nhân có nguy cơ cao thường là sau phẫu thuật, sau đẻ hay nằm bất động kéo dài,…
  • Huyết khối vi quản: thường do tình trạng tăng đông có sự phối hợp đa yếu tố như tiểu cầu, thành mạch và tăng hoạt hóa các yếu tố đông máu.

Cơ chế hình thành đông máu là do tổn thương nội mạc kết hợp với tăng hoạt hóa tiểu cầu. Trong đó, những bệnh nhân ung thư sẽ làm gia tăng hình thành huyết khối.

XEM THÊM: Các loại cục máu đông thường gặp


Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Hình ảnh mô tả bệnh ly huyết khối tĩnh mạch

2. Sự hình thành huyết khối ở bệnh nhân ung thư

Sự hình thành huyết khối là tình trạng rối loạn nguy hiểm cần được điều trị khẩn cấp. Đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư và đang trong quá trình điều trị ung thư sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối cao hơn. Nguyên nhân có thể do cơ chế hình thành ung thư hoặc do quá trình điều trị như hóa trị, thuốc chứa steroid, phẫu thuật hay sử dụng ống thông catheter trong một thời gian dài.

Quá trình hình thành huyết khối ở bệnh nhân ung thư rất phức tạp. Đây là hậu quả của sự tương tác giữa tế bào u, quá trình đông cầm máu và tân sinh mạch máu. Người bệnh ung thư thường có tình trạng tăng đông do tác dụng hiệp đồng của những yếu tố liên quan đến bao gồm:

  • Ứ trệ máu: do bệnh nhân nằm nghỉ tại giường lâu ngày hoặc do khối u chèn ép.
  • Tổn thương thành mạch: do sự xâm lấn của tế bào ung thư, do thuốc hoặc các can thiệp điều trị khác gây nên. Tổn thương thành mạch có thể gây ra bởi mạch máu bị chèn ép từ bên ngoài bởi khối u và bởi các hạch to ở bệnh nhân ung thư, hoặc do sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm trong hóa trị liệu. Các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu là tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gấp 4,5 đến 6 lần.
  • Tăng đông máu: do sự giải phóng các yếu tố gây đông máu từ tế bào ung thư làm ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và dòng thác đông máu. Những yếu tố đóng vai trò chính gây tăng đông trong cơ chế sinh lý bệnh ở bệnh nhân ung thư đó là yếu tố mô, các cytokines gây viêm và tiểu cầu.

3. Yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

3.1 Các yếu tố liên quan đến người bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối liên quan đến tình trạng người bệnh bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Người béo phì có BMI >35kg/m2
  • Mắc bệnh đồng nhất: nhiễm trùng, bệnh phổi, bệnh thận, đột biến gây tăng đông, suy van tĩnh mạch mãn tính,….
  • Bệnh nhân ung thư với tiền căn huyết khối trước đó có nguy cơ cao gấp 6-7 lần người bệnh ung thư không có tiền căn từ trước.

Béo phì
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông

3.2 Các yếu tố liên quan đến bệnh lý

  • Vị trí khối u: tần suất hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư khác nhau giữa các khối u và vị trí khối u thường được xác định là một yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu cho thấy các khối u có nguy cơ rất cao bị huyết khối đó là u tụy, dạ dày và não. Ung thư phổi, thận, đại tràng, tử cung, bàng quang và tinh hoàn thì có nguy cơ cao hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, ung thư tuyến tiền liệtung thư vú có nguy cơ thấp hơn.
  • Giai đoạn của bệnh: các nghiên cứu đoàn hệ lớn cho thấy ung thư giai đoạn nặng hay ung thư đã di căn là một trong những yếu tố nguy cơ chính hình thành cục máu đông.
  • Mô học của khối u: adenocarcinoma có nguy cơ hình thành huyết khối cao hơn carcinoma của tế bào vảy.
  • Mức độ biệt hóa của khối u: nguy cơ hình cục máu đông cao hơn ở những u biệt hóa kém hoặc không biệt hóa.
  • Thời điểm chẩn đoán: nguy cơ hình huyết khối ở người bệnh ung thư cao nhất là trong vòng 3 đến 6 tháng sau khi chẩn đoán bệnh.
  • Tình trạng diễn biến của bệnh: bệnh ổn định hay đang tiếp diễn.
  • Khối u hoặc hạch to chèn ép mạch máu.

3.3 Các yếu tố liên quan đến điều trị

Các phương pháp điều trị là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

  • Thuốc: điều trị bằng tamoxifen làm tăng nguy cơ đặc biệt là trong 2 năm đầu tiên khi kết hợp với hóa trị. Bên cạnh đó, thalidomide có liên quan với sự hình thành huyết khối với tỷ lệ là 12-28%, khi sử dụng phối hợp với dexamethasone hoặc hóa trị. Tương tự như bevacizumab là một chất chống tăng sinh mạch máu.
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dài hạn trong hóa trị hay nuôi dưỡng đường tĩnh mạch có thể gây ra huyết khối tại chỗ và thuyên tắc phổi. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kích thích tạo hồng cầu, truyền hồng cầu hay tiểu cầu và nhập viện kéo dài là những yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối ở bệnh nhân ung thư.

Tóm lại, huyết khối và sự hình thành cục máu đông là một tình trạng nguy hiểm. Đặc biệt ở những bệnh nhân ung thư hay đang điều trị ung thư sẽ có nguy cao. Tình trạng này có liên quan chặt chẽ tới phương pháp điều trị, thời gian nằm viện lâu,… Vì vậy, bệnh nhân ung thư cần được điều trị dự phòng huyết khối và theo dõi trong quá trình nằm viện.


Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh

Khoa Ung bướu – Xạ trị của hệ thống Vinmec được chú trọng đầu tư kỹ lưỡng về chuyên môn, thiết bị, mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân.

  • Đội ngũ bác sĩ hàng đầu trong nước và quốc tế: các bác sĩ đều có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, có tâm và tầm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, Hàn Quốc, Nga, được đào tạo chuyên sâu trong nước và nước ngoài mang đến những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
  • Kỹ thuật chuyên sâu, điều trị hiệu quả các ca bệnh khó: là bệnh viện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai phẫu thuật bằng robot thành công. Chụp CT phát hiện sớm chính xác ung thư ngay khi chưa có triệu chứng. Áp dụng các công nghệ gen tiên tiến phát hiện sớm nguy cơ 16 loại ung thư phổ biến nhất. Triển khai liệu pháp miễn dịch tự thân và nhiệt trị kết hợp điều trị ung thư giúp chống tái phát hiệu quả.
  • Liên tục hoạt động vì cộng đồng: luôn đồng hành cùng cộng đồng trong các chương trình sàng lọc miễn phí các bệnh ung thư phổ biến: Ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng… mang đến cơ hội khám cho hàng ngàn bệnh nhân không có điều kiện sàng lọc ung thư, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi căn bệnh ung thư đáng sợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Close
Social profiles