Dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Dưỡng chất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, các mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé để tập làm quen với thức ăn ngoài việc bú sữa mẹ. Theo đó, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần đảm bảo bổ sung đa dạng các dưỡng chất, giúp cơ thể bé phát triển đầy đủ.

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chứa các dưỡng chất nào?

Sau 6 tháng tuổi, cơ thể bé cần đa dạng hơn nguồn dưỡng chất chỉ từ sữa mẹ. Tập ăn dặm chính là phương thức bổ sung nguồn dinh dưỡng mới một cách tốt nhất. Cùng với việc bổ sung dinh dưỡng thì khâu chọn lựa các loại thực phẩm phù hợp, đảm bảo có chứa các chất dinh dưỡng ấy cũng rất cần được chú ý. Sau đây là 6 loại dưỡng chất cần có trong mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng:

  • Axit béo Omega-3: Là một chất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Nhất là trong giai đoạn trẻ đang phát triển trí tuệ cũng như hình thành các thói quen và tư duy khi mới lớn. Axit béo Omega 3 thường có trong các loại ca biển như cá hồi, cá ngừ,… và các loài tảo ngoài biển. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có ở các loại hạt như hạt lanh, óc chó và chia.
  • Canxi: Là một chất có vai trò quan trọng đối với xương và cần thiết phải có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng. Đối với trẻ thì việc bổ sung canxi từ lúc này sẽ giúp xương của trẻ phát triển chắc khỏe. Canxi thường chứa nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cua, tôm,… Trong rau quả thì có hạnh nhân, các loại đậu, rau lá xanh,…
  • Vitamin A: Là một chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt đối với trẻ. Bổ sung đủ lượng vitamin A hằng ngày sẽ giúp thị lực của bé phát triển tốt và tránh được các bệnh như quáng gà, khô mắt, mắt yếu. Vitamin thường được tìm thấy ở rau có màu xanh đậm, cà rốt, khoai lang, củ quả màu cam đỏ, sữa nguyên chất,… Trong động vật thì vitamin A thường có nhiều ở thịt cừu, thịt bò và các loại cá.
  • Vitamin C: Không chỉ tăng cường đề kháng cho hệ miễn dịch, vitamin C còn giúp trẻ tránh được bệnh lở loét ở miệng và nguy cơ bị nhiễm trùng nếu được bổ sung đủ. Vitamin C là một chất rất dễ tìm thấy trong ở các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, đu đủ,…
  • Vitamin D: Là một trong những dưỡng chất cần cho sự phát triển ở xương của trẻ. Nạp đủ lượng vitamin hằng ngày thông qua thực đơn ăn dặm 6 tháng có thể giúp chiều cao và xương của trẻ phát triển tốt. Ngoài việc bổ sung vitamin thông qua việc cho bé phơi nắng vào sáng sớm thì thực phẩm cũng là một con đường thêm vitamin D cực tốt. Vitamin D thường có trong các hồi hồi, cá ngừ, sữa nguyên chất,… Trong thực vật thì có nhiều ở ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sắt: Là một nguyên tố cần thiết cho việc hình thành tế bào máu ở trẻ. Việc phát triển cơ thể ở trẻ cũng kéo theo việc cần lượng thể tích máu nhiều hơn. Ngoài ra, sắt còn giúp tóc trẻ khi mọc sẽ đen nhánh và chắc hơn. Sắt thường tìm thấy ở các loại thịt đỏ, rau có màu xanh đậm,…

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Canxi là chất cần thiết phải có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

2. Thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Khoảng thời gian chuyển từ sữa mẹ sang ăn dặm là lúc mà các mẹ cần chú ý nhất. Vì khi này bé dễ bị chán ăn, bỏ bữa vì thức ăn lạ khẩu vị khiến bé dễ sụt cân. Vì vậy, các mẹ cần xen kẽ việc bú sữa của bé và việc tập ăn dặm một cách hợp lý. Khi xây dựng mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, trong khoảng 2 tuần đầu nên để bé tập ăn dặm với cái loại củ, quả chín được nghiền nát để trẻ tập làm quen dần. Khi bé đã thích nghi dần thì các mẹ có thể kết hợp món đã nghiền với nhiều thực phẩm đa dạng hơn.

2.1. Thực đơn cho bé 6 tháng tuổi mới tập ăn dặm (2 tuần đầu)

  • Chuối

Chuối là một lựa chọn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian tập ăn dặm. Trong chuối chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie,… và nhiều vitamin như A, C, folate,… hỗ trợ tốt cho sự phát triển và tăng sức đề kháng cho trẻ

Cách chế biến: Tách vỏ chuối, thái nhuyễn thành từng lát mỏng và nghiền nát. Dùng một ít nước sôi đun khoảng 1 phút rồi lấy ra. Cho sữa vào khuấy đều và cho bé ăn.

Lê cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giống với chuối nên rất tốt cho việc tập ăn của trẻ. Chính vì thế, mẹ cũng nên bổ sung lê vào thực đơn ăn dặm 6 tháng của bé.

Cách chế biến: Gọt sạch vỏ lê, thái mỏng thành từng lát nhỏ và xay nhuyễn lê ra cho mịn. Cho phần lê và nước sôi khoảng 1 phút để khử trùng. Có thể cho thêm ít sữa để món ăn sền sệt hơn.

  • Khoai lang

Cách chế biến khoai lang hết sức đơn giản. Bạn chỉ cần rửa sạch sau đó gọt vỏ thật kỹ và thái ra từng khoanh nhỏ. Sau đó, cho hết khoai vào chén nhỏ và ngâm trong nước khoảng 4 – 5 phút để lớp nhựa từ khoai được loại bỏ. Nghiền mịn khoai cho nhuyễn nhất có thể và cho ít vào đun sôi khoảng 1 phút và vớt ra. Cho sữa vào khuấy đều ra cho bé ăn

  • Bí đỏ

Hầu hết các mẹ chất cũng biết bí đỏ là một loại chứa nhiều vitamin C, A và chất xơ. Những chất này có khả năng nâng cao sức đề kháng và thị lực ở trẻ.

Cách chế biến bí đỏ: Chúng ta chỉ cần khoảng nửa chén bí đỏ đã được gọt vỏ kỹ càng. Tiếp tục đem bí đỏ đi hấp cho đến khi bí đỏ tỏa mùi thơm và mềm. Sau đó đem đi nghiền cho mịn và nhuyễn nhất. Đun sôi với nước nóng khoảng 1 phút để diệt khuẩn. Có thể thêm sữa vào phần bí đỏ và khuấy đều để bé dễ ăn hơn.

là một loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất cũng như nhiều chất có lợi cho sức khỏe các bé. Hầu hết các bé đều rất thích ăn bơ trong giai đoạn này bởi vì sự mềm mịn mà lại vô cùng dễ ăn.

Cách chế biến: Chúng ta chỉ cần lấy một phần dọc của quả bơ là đủ. Chỉ lấy phần thịt bên trong, loại bỏ hạt, phần xơ của bơ và những phần bị hỏng. Nghiền mịn phần thịt bơ cho thật mềm mịn. Có thể cho sữa vào để bé dễ ăn hơn.


thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Mẹ nên bổ sung bơ trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

2.2. Mẫu thực đơn cho bé 6 tháng tuổi đã quen với ăn dặm

  • Cháo cá vị cà rốt

Nguyên liệu: cháo trắng, 100gam cá lóc, 1/2 củ cà rốt.

Cách chế biến: Hấp mềm cà rốt trong cho đến khi mềm và xay nhuyễn. Sơ chế cá lấy phần thịt cá bỏ xương và nấu đến khi nhừ cá thì vớt ra xay nhuyễn. Cho phần cà rốt và cá đã làm xong vào cháo trắng đun sôi khoảng 5 phút là có thể cho bé ăn được. Cho thêm 1 thìa dầu ăn để bé dễ ăn hơn.

  • Cháo đậu hũ vị cải ngọt

Nguyên liệu: Cháo trắng, 50gam đậu phụ, cải ngọt.

Cách chế biến: Cải ngọt non rửa sạch với nước và cắt thành từng lát mỏng. Luộc chín rau, vót ra và đun sơ đậu hũ. Xay nhuyễn cải ngọt và đậu phụ đến khi mịn. Cho cả hai vào cháo trắng và đun sôi khoảng 4-5 phút là có thể cho bé ăn được. Các mẹ có thể thêm 1 thìa dầu ăn để trẻ dễ ăn.

Việc tập ăn dặm cho trẻ từ tháng thứ 6 này rất là quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của trẻ sau này. Bố mẹ cần chú ý quan tâm đến lượng dinh dưỡng cần bổ sung vào chế độ ăn của trẻ. Đồng thời, thay đổi linh hoạt các món ăn để bé không bị ngán khi ăn hoài một món. Trên đây là các kiến thức mà các mẹ cần tham khảo để lên kế hoạch xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.

Bên cạnh đó, giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Close
Social profiles