Phẫu thuật cắt ung thư dạ dày: Cắt một phần hay toàn bộ dạ dày

1. Phương pháp phẫu thuật cắt ung thư dạ dày


Giải đáp câu hỏi liên quan tới ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Ngoài mổ mở như trước kia, phẫu thuật ung thư dạ dày còn có mổ nội soi. Dù mổ theo phương pháp nào, bác sĩ cũng sẽ gây mê để bệnh nhân có thể ngủ thiếp đi để quá trình phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời giúp người bệnh không cảm nhận được những cơn đau.

– Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp truyền thống này được thực hiện cho các ca khó. Bác sĩ thực hiện là dùng chiếc dao mổ tiệt trùng rạch một đường dài ở giữa bụng sao cho tay có thể tiếp cận tới dạ dày. Nhược điểm là thời gian phục hồi sức khỏe lâu, để lại vết sẹo khá lớn.

– Phẫu thuật mổ nội soi: Ưu điểm là ít xâm lấn, ít đau và thời gian phục hồi nhanh chóng. Bác sĩ sẽ chỉ rạch một đường nhỏ ở trên bụng để đưa dụng cụ nội soi qua đó để tới dạ dày xong dùng dụng cụ đặc biệt để cắt dạ dày.

Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà phẫu thuật ung thư ở dạ dày được chỉ định là cắt toàn bộ hoặc cắt một phần dạ dày:

– Cắt một phần, phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày: Là cách để loại bỏ đi phần tổn thương ở trên dạ dày, bỏ hạch lân cận mà khối u đã xâm lấn tới.

Cắt toàn bộ dạ dày: Toàn bộ dạ dày sẽ được bác sĩ cắt bỏ, sau đó nối ruột non trực tiếp tới thực quản.

Phẫu thuật này sẽ không được chỉ định với người bệnh có sức khỏe yếu, tế bào đã di căn, xâm lấn sang cả thực quản bụng, cơ hoành.

2. Phẫu thuật cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu?


Cắt dạ dày có sống được không
Cắt dạ dày có sống được không?

Bác sĩ chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày có nghĩa đây là phương pháp điều trị ung thư dạ dày tốt nhất. Tùy vào từng trường hợp, phương pháp cắt mổ, biến chứng, giai đoạn của bệnh mà người bệnh sau khi cắt vẫn có thể sống sau điều trị hơn 5 năm.

– Tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn 1: 90%.

– Tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn 2: 70%.

– Tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn 3: 50%.

– Tỷ lệ sống của người bệnh khi ung thư ở giai đoạn 4: 10%.

Do đó, phát hiện bệnh càng sớm khi mà khối u còn nhỏ, điều trị bệnh sẽ kịp thời, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn, cuộc sống cũng cải thiện.

3. Chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật cắt ung thư dạ dày?


Lưu ý trước khi mổ ung thư dạ dày
Lưu ý trước khi mổ ung thư dạ dày

Khâu chuẩn bị trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày rất quan trọng, quyết định đến kết quả của việc mổ. Do đó, người bệnh cần thực hiện những điều sau để tránh sự cố, biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ:

– Tiến hành làm xét nghiệm máu, khám tổng quát…

– Cần tắm bằng dung dịch Chlorhexidine 4% vào đêm trước và sáng ngày phẫu thuật.

– Nhịn ăn và nhịn uống ngay từ đêm hôm trước. Tuy nhiên với loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn cần uống vào sáng hôm phẫu thuật.

4. Biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ ung thư dạ dày


Biến chứng trước, trong và sau khi phẫu thuật cắt ung thư dạ dày
Biến chứng trước, trong và sau khi phẫu thuật cắt ung thư dạ dày

Làm phẫu thuật ung thư dạ dày hay bất cứ phẫu thuật nào khác đều có thể xuất hiện các biến chứng trong và sau khi mổ. Tỷ lệ biến chứng xảy ra phụ thuộc vào kỹ thuật phẫu thuật, tình trạng bệnh lý, chế độ dinh dưỡng, môi trường…

Do đó, ngay khi thấy biến chứng như sau, người bệnh và người nhà bệnh nhân hãy liên hệ ngay tới bác sĩ để được theo dõi, chữa trị kịp thời.

– Chảy máu.

– Vết mổ bị nhiễm trùng.

– Hẹp miệng nối.

-…

Tương tự như thế, người nhà và cả bệnh nhân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để người bệnh sau khi mổ phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về phẫu thuật cắt ung thư dạ dày. Từ đó có thể chuẩn bị tinh thần và tài chính cho quá trình điều trị bệnh. Hãy tầm soát, khám sàng lọc sớm ung thư dạ dày để có thể phát hiện sớm, ngăn chặn tiền ung thư phát triển và điều trị kịp thời nhé.

Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám tại Vinmec, quý khách vui lòng đến HOTLINE của Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đăng ký trên app MyVinmec dễ dàng.

Close
Social profiles