Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP

Khi nói về vi khuẩn, nhiều người không biết vi khuẩn HP là gì, theo thống kê, tỷ lệ vi khuẩn HP nhiễm ở Việt Nam chiếm khoảng hơn 70% dân số, đây là một dạng v xoắn khuẩn gram âm có hình que cong, dài khoảng 3μm với đường kính khoảng 0,5μm, có 4-6 roi ở cùng 1 vị trí. Con vi khuẩn HP thuộc hệ sinh thái dạ dày, là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày hay chỉ đơn giản là vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày.

Vi khuẩn HP bao tử có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc và sống chủ yếu trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. HP là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền qua đường miệng, phân qua gia đình, cộng đồng.

Các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn HP thường ẩn trong lớp nhầy tập trung chủ yếu ở hang vị, thân vị và những vùng có dị sản dạ dày ở tá tràng như dạ dày, khoang miệng (gồm cao răng, nước bọt), thực quản, tá tràng, đại tràng,….

Người bị nhiễm khuẩn HP bao tử có triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng, tuy nhiên có thể căn cứ vào một số biểu hiện để nhận biết như:

  • Đau bụng vùng thượng vị;
  • Đầy bụng, chướng khí, khó tiêu;
  • Rối loạn chất thải phân.

Thực tế cho thấy, 90% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP bao tử sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, dựa vào các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng thì phần lớn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đã nhiễm vi khuẩn HP, bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị âm ỉ hoặc dữ dội, đau sau khi ăn;
  • Buồn nôn ói, hôi miệng;
  • Đầy hơi, ợ nóng thường xuyên, ,
  • Không thèm ăn; sụt cân không chủ ý.

Ngoài ra, vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày một cách gián tiếp và bệnh thường xuất hiện kèm với triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP, mọi người cần phải:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước từ rau xanh, trái cây;
  • Sử dụng các nguồn nước sạch, không có dấu hiệu nhiễm bẩn;
  • Ăn chín, uống sôi; sơ chế các loại thực phẩm kỹ càng trước khi chế biến hoặc dung nạp vào cơ thể;
  • Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe,….;
  • Vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng các dụng cụ sau khi ăn. Người bệnh nhiễm khuẩn HP nên có bộ chén đũa riêng biệt với người trong gia đình;
  • Vệ sinh tay bằng xà phòng, nước ấm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Chọn các cơ sở y tế để thăm khám khi mắc bệnh để đảm bảo việc họ đã vệ sinh khử trùng các thiết bị khám chữa một cách an toàn.

Dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP bao tử tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng đây cũng là tình trạng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh. Mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị con vi khuẩn hp.

Close
Social profiles